Ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các loại bệnh ung thư ở cả nam và nữ. Tuy nhiên đây lại là căn bệnh có thể phòng ngừa nếu thay đổi lối sống, phát hiện sớm điều trị có kết quả cao.
Dấu hiệu sớm của bệnh ung thư phổi (UTP)
Cơn ho mới, mãn tính
Đây là dấu hiệu sớm của ung thư có khả năng xuất hiện sớm nhất. Tiến sĩ McKee giải thích: “Đôi khi ở ngoại vi của phổi, một khối u có thể phát triển đến kích thước tương đối lớn trước khi được chẩn đoán vì không gây ra nhiều triệu chứng”. Nhưng nếu một khối u chèn vào một trong các phế quản, các đường dẫn khí chính đi đến phổi thì sẽ kích hoạt các thụ thể ho. “Nó có thể kích hoạt ho ngay cả khi khối u tương đối nhỏ, nếu chèn vào đúng chỗ”, cô giải thích.
Nhưng ho là một triệu chứng rất không đặc hiệu. Và khi bạn ho, ung thư không phải là điều đầu tiên bạn nghĩ đến (cũng không nên như vậy). Cả cảm lạnh và cúm thông thường có thể tồn tại trong một vài tuần. Dù có phổi nhạy cảm, rất không bình thường khi ho kéo dài ngay cả sau khi sổ mũi và các triệu chứng khác biến mất. Bạn không cần phải lo lắng về bệnh ung thư phổi trong tình huống đó nếu nó liên quan đến bệnh do virus, bác sĩ McKee trấn an.
Nhưng nếu bạn bị ho kéo dài trong hai đến ba tuần mà không do bất kỳ bệnh liên quan đến virus hoặc vi khuẩn nào, thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn nên đi khám bác sĩ.
Khó thở
Cảm giác khó thở là một dấu hiệu sớm của ung thư phổi, theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ. Mặc dù khó thở thường xuất hiện ở các giai đoạn sau của bệnh, nó cũng thường xuất hiện khi có một khối u cản trở đường thở. Vì vậy khi có bất kỳ triệu chứng khó thở nào không giải thích được, bạn nên đi khám bác sĩ. Dấu hiệu khó thở là một triệu chứng tiềm năng khác của ung thư, thường xuất hiện ở các giai đoạn sau của bệnh.
Ho ra máu khi bị ung thư phổi
Một số bệnh nhân sẽ ho ra máu nếu khối u gần với phế quản. Nếu ho ra máu hay lượng nhỏ đờm màu nâu đỏ mà không giải thích được thì cũng phải gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Nếu bạn gặp thêm tình trạng chóng mặt hoặc khó thở, nên đi khám bác sĩ ngay.
Đau ngực
Nếu ung thư phổi đã di căn đến thành ngực hoặc gây sưng các hạch bạch huyết ở khu vực này thì có thể gây đau nhức ở ngực, lưng hoặc vai. Đau ngực do UTP sẽ nghiêm trọng hơn khi ho, cười hoặc thở sâu.
Vì đau ngực có thể là dấu hiệu của một số bệnh nghiêm trọng, hãy nói với bác sĩ nếu có bất kỳ khó chịu nào mà không giải thích được trong khu vực này. Bất cứ cơn đau ngực dai dẳng hoặc nghiêm trọng nào cũng nên được kiểm tra. Và nếu bạn gặp phải những triệu chứng đặc trưng khác như áp lực ở ngực, đổ mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt hoặc khó thở thì nên đến bác sĩ càng sớm càng tốt.
Khàn giọng hoặc khò khè
Các vấn đề về hô hấp liên quan đến ung thư không phải chỉ xuất hiện dưới dạng khó thở. Nó có thể xuất hiện như ở dạng khàn giọng hoặc khò khè. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi liên tục nào trong hơi thở thì cần phải đến khám bác sĩ.
Nhận ra những triệu chứng nhỏ này có thể giúp bạn phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn đầu, điều này sẽ rất quan trọng.
Có một sự khác biệt lớn về tỷ lệ sống còn giữa phát hiện sớm và phát hiện muộn khi nói đến UTP. Trên thực tế, tỷ lệ sống còn 5 năm đối với những người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối là dưới 10%. Nhưng khi ung thư phổi được phát hiện ở giai đoạn sớm nhất, có nhiều khả năng bệnh nhân sẽ được điều trị thành công.
Bệnh nhân ung thư phổi nên làm gì để tốt cho sức khỏe?
Khi bị ung thư phổi thì chúng ta cần phải tiến hành ngay các phương pháp điều trị bệnh theo lời khuyên của bác sĩ. Tuy nhiên, kết quả của việc chữa trị có khả quan hay không còn phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố. Do đó, để đảm bảo hiệu quả điều trị ung thư phổi ở thì các bạn cần chú ý đến một số điều sau:
Giữ tinh thần lạc quan
Hầu hết mọi người khi biết mình bị bệnh ung thư phổi đều có xu hướng bi quan và suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống. Thực tế thì một tinh thần lạc quan sẽ là một liều thuốc bổ giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch và hồi phục bệnh nhanh hơn so với những người thường xuyên lo âu.
- Khi bị bệnh, bạn nên làm những việc mình thích, giúp cười nhiều hơn, vui hơn như đọc sách, nghe nhạc, vẽ tranh, xem chương trình giải trí hài hước…
- Người bệnh hãy cùng bạn bè, người thân tham gia các hoạt động gia đình như xem phim, dạo phố, mua sắm… Người nhà hãy luôn bên cạnh động viên, chăm sóc để người bệnh có thể thấy được ý nghĩa của cuộc sống để họ yên tâm điều trị.
- Bạn cũng có thể tham gia vào những câu lạc bộ, hội nhóm người bị ung thư phổi để nói chuyện, chia sẻ phương thức chữa bệnh. Đồng thời động viên nhau luôn giữ tinh thần lạc quan, suy nghĩ tích cực hơn.
- Bệnh nhân cần được quan tâm, chia sẻ để giữ tinh thần lạc quan
Các thói quen sinh hoạt tốt hơn cho sức khỏe của bệnh nhân ung thư phổi
Thói quen sinh hoạt có tác động không nhỏ đến việc hình thành tế bào ung thư cho nên khi bị ung thư phổi , người bệnh nên thiết lập một số thói quen sinh hoạt khoa học để hỗ trợ điều trị bệnh như sau:
- Từ bỏ thói quen dùng thuốc lá, rượu bia, chất kích thích vì đây là những thực phẩm không tốt cho sức khỏe và làm gia tăng tỉ lệ ung thư nói riêng cùng nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
- Luôn xây dựng một chế độ ăn uống khoa học với các thực phẩm lành mạnh, giàu chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời, không nên thức khuya, dậy trễ, ngủ không đủ giấc vì sẽ gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe.
- Hạn chế tiếp xúc nhiều với khói bụi, các loại khí độc từ thuốc lá, khói xe, hóa chất độc hại để bảo vệ phổi tránh được các tác nhân gây ung thư. Trong điều kiện bất khả kháng thì chúng ta phải thực hiện các biện pháp bảo vệ, ngăn ngừa cơ thể khỏi các tác nhân này một cách tốt nhất.
- Thường xuyên rèn luyện cơ thể, tăng cường tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch cho cơ thể khỏi các tác nhân ung thư.
- Bên cạnh việc xây dựng lối sống sinh hoạt khoa học thì người bệnh còn nên thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện chuyển biến tình trạng của bệnh.
- Luyện tập thể dục thường xuyên để thay đổi thói quen sinh hoạt
Xây dựng các công thức ăn uống khoa học
Khi bị bệnh ung thư phổi, bạn nên để ý đến những chế độ ăn uống hàng ngày vì điều này góp phần quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe:
- Người bệnh nên ăn những thức ăn giàu dưỡng chất như trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, sữa, thực phẩm giàu protein… Vì đây là những món ăn giàu chất chống oxy hóa giúp giảm các triệu chứng bệnh và cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ, chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
- Bệnh nhân ung thư nên tránh ăn những thức ăn cay, nóng, đồ ăn quá nhiều dầu mỡ, đồ nướng cháy để tránh ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.
- Người bệnh cần thực hiện chế độ ăn lành mạnh
- Ung thư phổi cần phải thực hiện nghiêm chỉnh phác đồ điều trị của bác sĩ
Các tìm kiếm liên quan đến ung thư phổi
- Ung thư phổi giai đoạn đầu
- Triệu chứng ung thư phổi giai đoạn cuối
- Ung thư phổi sống được bao lâu
- Dấu hiệu ung thư phổi ở nữ giới
- Ung thư phổi có chữa được không
- Ung thư phổi là gì
- Hình ảnh ung thư phổi
- Bệnh ung thư phổi có lây không
Nội dung liên quan:
- Các loại thực phẩm tiêu diệt ung thư bạn nên biết!
- ‘Hàng rào’ muộn màng ngăn chủng nCoV mới
- Dấu hiệu nhận biết và phương điều pháp điều trị ung thư gan hiện nay