Cách nhận biết từng loại của bệnh ung thư máu nguy hiểm, ĐỪNG BỎ QUA!

ung thư máu

Ung thư máu, hay còn gọi là ung thư bạch cầu, là một bệnh ung thư ác tính rất khó chữa khỏi. Những dấu hiệu của bệnh rất đa dạng. Hiểu biết về dấu hiệu và phương pháp điều trị sẽ giúp người bệnh lường trước được mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như áp dụng đúng một trong các phương pháp điều trị là hóa trị, điều trị sinh học, xạ trị và thay tủy.

Tổng quát bệnh Ung thư máu

Ung thư máu là hiện tượng lượng bạch cầu tăng quá nhanh và quá nhiều trong thời gian ngắn. Dẫn đến tình trạng hồng cầu vị phá hủy khiến cho người bệnh bị thiếu hụt. Nếu không khắc phục sớm thì tử vong chỉ là chuyện sớm muộn.

Một nhóm ung thư máu khác được gọi là lumphoma. Đây là loại ung thư có ảnh hưởng đến hệ bạch huyết. Khi cơ thể sản sinh quá nhiều lumpho gây nên tình trạng quá tải và mất kiểm soát. Làm tổn thương hệ miễn dịch. Ngoài các hạch bạch huyết, lymphoma còn có thể phát triển ở tủy, lá ách, và các cơ quan khác.

Ung thư máu là bệnh ung thư ác tính mà không hình thành nên các khối u như nhiều bệnh ung thư khác. Ung thư máu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:

  • Tiếp xúc với chất phóng xạ.
  • Làm việc trong môi trường ô nhiễm có quá nhiều hóa chất (formaldehyde,benzene…)
  • Thay đổi cấu trúc gene.

Triệu chứng phổ biến

Đốm đỏ:

Nếu có những đốm đỏ hoặc tím trên da thì bạn hãy đến gặp bác sĩ để chẩn đoán, phòng trước còn hơn để muộn. Bởi hiện tượng này cũng có thể là hệ quả của việc sụt giảm số lượng tiểu cầu trong cơ thể.

Đau xương:

Một trong những triệu chứng chính của ung thư máu chính là đau xương. Các cơn đau có thể xuất hiện tùy theo mức độ của bệnh và thường xuất hiện ở khớp xương chân, đầu gối, cánh tay, lưng… Nguồn gốc của những cơn đau này là từ tủy xương – nơi sản xuất ra các tế bào máu.

Nhức đầu:

Không phải cứ nhức đầu là ung thư máu mà cũng có thể do nhiều bệnh lí khác nhưng ở ung thư máu thường xuất hiện các cơn đau dữ dội, đi kèm với đó là hiện tượng đổ mồ hôi, da dẻ xanh xao. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự suy thoái lưu lượng máu đưa lên não khiến não không được cung cấp đủ oxy nên gây đau đầu.

Sưng hạch bạch huyết:

Các tế bào bach huyết mất dần khả năng miễn dịch của cơ thể đối với các tác nhân gây bệnh bên ngoài Viêm hạch bạch huyết là một dạng viêm bạch cầu gây ra do vi khuẩn. Vì thế, sưng hạch bạch huyết thường nổi dưới da của bệnh nhân ung thư máu và không gây đau.

Xanh xao, mệt mỏi:

Khi mắc ung thư máu, lượng hồng cầu có trong máu bị suy giảm đáng kể, hiện tượng này còn gọi dễ hiểu hơn là “thiếu máu” Hồng cầu là tế bào máu có chức năng chính là hô hấp, chúng vận chuyển oxy đến tất cả các cơ quan, các mô. Thiếu máu khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, xanh xao bởi cơ thể không đáp ứng được nhu cầu trao đổi dưỡng khí.

Sốt cao thường xuyên:

Bệnh nhân mắc ung thư máu thường suy giảm trầm trọng khả năng miễn dịch. Là do các tế bào bạch cầu dần dần mất đi khả năng tiêu diệt vi khuẩn, vi rút từ bên ngoài nên việc bị các yếu tố bên ngoài nhâm nhập vào cơ thể để gây bệnh là một triệu chứng thường thấy khi bị căn bệnh này. Hiện tượng suy giảm miễn dịch thường thể hiện qua những cơn sốt cao, những vết thương nhiễm trùng khó lành.

Đau bụng:

Khi sự tiến triển của bệnh ung thư máu gia tăng ở gan và lá lách, nó có thể gây sưng tấy ở các bộ phận này. Chính vì thế, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau bụng, đầy hơi. Mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn và ói mửa thường là kết quả xuất phát từ gan và lá lách bị tổn thương. Đây là triệu chứng khi bệnh đã nặng bệnh đã vào giai đoạn khó khống chế.

Chảy máu cam:

Chảy máu cam là hiện tượng khá thường gặp, và nhiều người thường xem nhẹ hiện tượng bệnh lý này. Thông thường, chảy máu cam thưởng xảy ra ở mức độ nhẹ và dễ cầm máu ngay.

Tuy nhiên, nếu gặp trường hợp lượng máu chảy nhiều, xảy ra liên tục trong nhiều ngày thì ngay lập tức bạn phải nhập viện và khám bệnh. Bởi rất có thể, bạn đã mang bệnh ung thư máu, bởi đây có thể là hệ quả của việc giảm số lượng tiểu cầu – tế bào có tác dụng cầm máu.

ung thư máu

Ung thư máu có mấy loại?

Có ba loại ung thư máu gồm bạch cầu (36%), ung thư hạch (46%) và u tủy (18%).

Lymphoma

Lymphoma là một loại ung thư máu có ảnh hưởng rất lớn đến hệ bạch huyết – một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể tránh khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn và một số bệnh tật khác.

Khi có u lympho nghĩa là cơ thể đã sản sinh quá mức các tế bào lympho một cách vô tổ chức và các tế bào lympho này tồn tại được lâu gây nên tình trạng quá tải, làm tổn hại hệ thống miễn dịch của cơ thể. Lymphoma có thể phát triển trong nhiều bộ phận của cơ thể, bao gồm cả hạch bạch huyết, tủy xương, lá lách và các cơ quan khác.

Dấu hiệu của ung thư hạch bạch huyết (Lymphoma)

Hệ bạch huyết có vai trò vận chuyển các tế bào lympho – tế bào bạch cầu có tác dụng chống nhiễm khuẩn, đi khắp cơ thể. Ung thư hạch bạch huyết khiến các tế bào lympho phát triển ngoài tầm kiểm soát và làm giảm khả năng chống lại nhiễm trùng.

Dấu hiệu chính của ung thư hạch bạch huyết là sưng hạch bạch huyết. Bạn có thể dễ dàng sờ thấy các khối u ở cổ, nách hoặc háng. Các hạch bạch huyết sâu hơn có thể chèn các cơ quan trong cơ thể gây khó thở, đau ngực, bụng hoặc xương. Lá lách trở nên to hơn khiến bạn cảm thấy no hoặc đầy hơi. Các hạch bị sưng lên thường không gây cảm giác quá đau đớn trừ khi bạn uống rượu.

Một số dấu hiệu khác của ung thư hạch bạch huyết có thể xuất hiện như sốt, đổ mồ hôi đêm, cảm giác mệt mỏi, giảm cân, ngứa da.

ung thư máu

Bệnh bạch cầu

Bạch cầu có chức năng chống nhiễm trùng quan trọng trong hệ thống miễn dịch, thường xảy ra đột ngột, tiến triển nhanh chóng và cần phải được điều trị khẩn cấp.

Khi mắc phải bệnh bạch cầu cấp tính, cơ thể sẽ sản sinh ra một số lượng lớn các tế bào máu trắng chưa trưởng thành, các tế bào này sẽ làm tắc nghẽn tủy xương, ngăn chặn tủy xương sản xuất các tế bào máu khác cần thiết để xây dựng nên hệ thống miễn dịch cân bằng và dòng máu khỏe mạnh.

Đồng thời, khi tế bào bạch cầu tăng số lượng đột biến sẽ làm bản thân nó thiếu thức ăn và buộc phải ăn hồng cầu, gây nên hiện tượng thiếu hụt hồng cầu trong cơ thể.

Dấu hiệu của bệnh bạch cầu (Leukemia)

Các tế bào máu được tạo ra ở tủy xương, trong đó có bạch cầu, nơi mà bệnh Leukemia khởi phát. Căn bệnh này khiến cơ thể sản xuất các tế bào bạch cầu bất thường. Theo đó, bạch cầu phát triển không kiểm soát, thời gian tồn tại trong cơ thể dài hơn các bạch cầu khỏe mạnh và không giúp cơ thể chống lại các nhiễm trùng.

Một số dạng bệnh diễn biến rất nhanh (cấp tính). Các triệu chứng xuất hiện như bị bệnh cúm với biểu hiện cơ thể mệt mỏi, ốm yếu đột ngột không rõ nguyên nhân. Một số dạng bệnh khác có thời gian diễn biến lâu hơn, bệnh có thể không xuất hiện triệu chứng trong nhiều năm (mạn tính). Hầu hết, người bệnh chỉ phát hiện bệnh sau kết quả bất thường của xét nghiệm máu.

Thông thường, các tế bào bạch cầu có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể, tuy nhiên nếu gia tăng đột biến với số lượng lớn thì nó sẽ gây hại, làm phá huỷ các hồng cầu và tiểu cầu. Từ đó dẫn đến các biểu hiện đặc trưng của bệnh bạch cầu như sau:

Thiếu máu

Thiếu máu xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ lượng hồng cầu cung cấp cho cơ thể. Dấu hiệu của thiếu máu bao gồm:

  • Cảm thấy mệt mỏi và yếu ớt
  • Khó thở
  • Chóng mặt
  • Da nhợt nhạt
  • Đau ngực
Máu khó đông

Tiểu cầu là loại tế bào có tác dụng đông máu. Khi cơ thể không sản xuất đủ lượng tiểu cầu cung cấp cho cơ thể, một vết cắt nhỏ cũng làm máu chảy nhiều hơn bình thường, bạn cũng dễ bị chảy máu cam. Ngoài ra, còn có một số triệu chứng đáng chú ý sau:

  • Bầm tím bất thường
  • Nướu chảy máu
  • Xuất hiện chấm đỏ trên da từ những mạch máu bị vỡ
  • Chảy máu kinh nguyệt nhiều
Các dấu hiệu khác

Một số dấu hiệu khác cảnh báo bệnh bạch cầu, bao gồm:

  • Sốt và ớn lạnh
  • Mệt mỏi kéo dài, cơ thể ốm yếu
  • Nhiễm trùng thường xuyên hoặc nặng
  • Giảm cân
  • Hạch bạch huyết sưng, gan hoặc lách to
  • Dễ bị chảy máu hoặc bầm tím
  • Chảy máu cam tái phát nhiều lần
  • Xuất hiện đốm đỏ nhỏ trên da
  • Đổ mồ hôi nhiều, đặc biệt là vào ban đêm
  • Đau xương

Bạn nên khám sàng lọc ung thư máu nếu xuất hiện các dấu hiệu bệnh nêu trên lặp lại nhiều lần

Đa u tủy (thuộc loại ung thư máu dòng tủy)

Đây là một bệnh ung thư máu liên quan đến các tế bào plasma. Tế bào plasma này được tìm thấy trong tủy xương, tạo ra các kháng thể giúp chống lại sự nhiễm trùng cho cơ thể

Trong đa u tủy, số lượng lớn bất thường của các tế bào plasma tập trung trong tủy xương gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch.

Dấu hiệu của bệnh đa u tủy xương (Multiple Myeloma)

Tế bào plasma là tế bào giúp chống lại bệnh tật trong máu. Đa u tủy xương làm các tế bào plasma phát triển ngoài tầm kiểm soát, kìm hãm sự phát triển của tế bào khỏe mạnh và giải phóng các hóa chất vào máu làm tổn thương các cơ quan và mô trong cơ thể.

Đa u tủy xương có nhiều dạng khác nhau, một số dạng gây ra các triệu chứng sớm và nghiêm trọng hơn các dạng khác. Tuy nhiên, hầu hết các triệu chứng thường chỉ xuất hiện khi bạn đã mắc bệnh trong một thời gian nhất định. Dấu hiệu của bệnh đa u tủy xương bao gồm:

Đau xương

Dấu hiệu phổ biến nhất của đa u tủy xương là đau lưng hoặc xương sườn kéo dài và nghiêm trọng. Các tế bào ung thư giải phóng một hóa chất ngăn chặn quá trình phát triển và hồi phục các thương tổn tại xương làm chúng trở nên mỏng, yếu và dễ gãy. Tổn thương cột sống có thể làm tăng áp lực lên dây thần kinh gây đau và yếu chân, ngứa ran ở cánh tay, các vấn đề về ruột và bàng quang.

Tăng calci máu

Đa u tủy xương làm tăng lượng calci máu. Điều này có thể dẫn tới:

  • Buồn nôn và đau dạ dày
  • Đi tiểu nhiều và hay bị khát nước
  • Táo bón
  • Ăn mất ngon
  • Cơ thể yếu ớt
  • Đãng trí
  • Tổn thương thận
  • Sưng mắt cá chân, khó thở và ngứa da

 

Các tìm kiếm liên quan

  • Triệu chứng ung thư máu
  • Nguyên nhân ung thư máu
  • Bệnh ung thư máu sống được bao lâu
  • Xét nghiệm ung thư máu
  • Dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em
  • Ung thư máu có chữa được không
  • Cách phát hiện bệnh ung thư máu
  • Bệnh ung thư máu giai đoạn cuối

Nội dung liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *