Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng đối với nguy cơ phát triển các loại bệnh ung thư. Do đó, Thực phẩm phòng chống ung thư và chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng, tập trung vào chất xơ, trái cây, rau và củ quả có thể làm giảm nguy cơ mắc các loại bệnh ung thư.
6 nguyên tắc cơ bản trong thực phẩm phòng chống ung thư
Chế độ ăn uống là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến gia tăng nguy cơ ung thư. Do đó, chọn lựa thực phẩm nào, ăn bao nhiêu, cũng như cách chế biến như thế nào là những điều cơ bản cần phải lưu ý hằng ngày để phòng bệnh, nhất là với tình trạng thực phẩm bẩn vẫn còn tồn đọng ở nước ta.
Dưới đây là 6 nguyên tắc cơ bản trong dinh dưỡng phòng ung thư được cập nhật từ các báo cáo khoa học và các viện nghiên cứu ung thư hàng đầu thế giới.
1/ Chế độ ăn uống lành mạnh giúp duy trì cân nặng lý tưởng
Duy trì cân nặng lý tưởng rất quan trọng, bởi vì béo phì là nguyên nhân thứ hai có nguy cơ cao gây ung thư sau hút thuốc lá. Việc thừa cân làm tăng nguy cơ của 13 loại ung thư, do đó một chế độ ăn uống lành mạnh có thể gián tiếp giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư bằng cách kiểm soát trọng lượng và phòng ngừa bệnh béo phì.
Bằng chứng ngày càng tăng cho thấy một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm:
- 1/2 khẩu phần là rau, hoa quả
- ¼ khẩu phần là ngũ cốc nguyên cám
- ¼ khẩu phần còn lại là đạm “tốt”
Đạm tốt tức các loại thịt, hải sản ngoại trừ các loại thịt chế biến sẵn (xúc xích, thịt xông khói, thịt muối…), hạn chế thịt đỏ (thịt gia súc như heo, bò, dê…)
Bên cạnh đó, cần hạn chế các thực phẩm có hàm lượng calo cao khác như thức ăn nhanh, nước ngọt, bánh kẹo, vì chúng góp phần làm tăng cân. Một chế độ ăn nhiều chất xơ, giảm đường bột vừa có thể trực tiếp ngăn ngừa sự tăng cân bằng cách giảm năng lượng hấp thu, vừa gián tiếp làm giảm cân do tăng cảm giác no, giảm cảm giác thèm ăn.
2/ Ăn nhiều thịt chế biến và thịt đỏ có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột
Ăn nhiều thịt đã chế biến sẵn và thịt đỏ có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột. Thịt đỏ bao gồm các loại thịt gia súc như bò, heo, dê. Thịt chế biến bao gồm giăm bông, thịt xông khói, xúc xích, thịt muối và các sản phẩm tương tự.
Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư phân loại thịt chế biến là tác nhân gây ung thư, và thịt đỏ là nguyên nhân có thể gây ra ung thư. Các nhà khoa học ước tính khoảng một phần tư các trường hợp ung thư ruột ở nam giới, và khoảng 1/6 ở phụ nữ, có liên quan đến ăn thịt đỏ hoặc thịt chế biến
Cũng có một số bằng chứng cho thấy sự liên hệ giữa thịt đỏ với ung thư tuyến tụy và ung thư tuyến tiền liệt, và thịt chế biến với ung thư dạ dày, tuy nhiên điều này vẫn chưa rõ ràng.
3/ Thực phẩm phòng chống ung thư – Trái cây và rau củ
Các nghiên cứu cho thấy ăn trái cây và rau cải có thể làm giảm nguy cơ ung thư miệng, cổ họng, thanh quản và phổi.
Trái cây và rau quả có nhiều loại chất khác nhau có khả năng làm giảm khả năng phát triển của ung thư. Các chất dinh dưỡng này bao gồm:
- Các nhóm chất có hoạt tính kháng ung thưcarotenoid, folate, vitamin C, vitamin E, selen, flavonoid và các chất phytochemical khác (các chất tìm thấy trong cây).
- Chất xơ. Việc ăn các thực phẩm giàu chất xơ làm giảm nguy cơ ung thư ruột là điều đã được khoa học chứng minh rõ ràng. Các nghiên cứu cho thấy ăn 10g chất xơ mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột khoảng 10%.
- Chất chống tăng sinh mạch máu mới. Đây là tác động kép, vì cả tế bào ung thư lẫn mô mỡ đều cần sinh mạch máu mới đến nuôi chúng, do đó việc chống tăng sinh mạch máu mới vừa trực tiếp làm giảm nguy cơ ung thư, vừa gián tiếp giảm nguy cơ ung thư thông qua việc làm giảm sự phát triển của mô mỡ, tránh béo phì.
Ngoài ra, các nghiên cứu còn cho thấy hệ vi khuẩn đường ruột có tác động không nhỏ đến nguy cơ ung thư đường ruột, cũng như tác dụng của hóa trị trong khi điều trị. Các nghiên cứu cho thấy chất xơ có tương tác vi khuẩn trong ruột để tạo ra một số chất bao gồm butyrate. Butyrate làm thay đổi các điều kiện trong ruột, do đó các khối u ít có khả năng phát triển hơn.
4/ Giảm chiên, xào, nướng, áp chảo
Những món ăn được chế biến bằng các phương pháp sốc nhiệt như chiên, xào, nướng, áp chảo, từ lâu đã được chứng minh là tăng khả năng bị ung thư cho người tiêu thụ. Có rất nhiều chất làm tăng nguy cơ ung thư được sinh ra do thực phẩm bị sốc nhiệt, nhất là các nhóm aldehyde sinh ra từ sự phân hủy chất béo (dầu mỡ), và các nhóm N-nitroso từ đạm bị sốc nhiệt. Thời gian sốc nhiệt càng lâu, nhiệt độ sốc nhiệt càng cao càng sinh ra nhiều các chất độc hại này.
Không chỉ người ăn, các món này còn có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi cho chính người chế biến. Đó là do các nhóm chất aldehyde độc hại lại dễ bay hơi, do đó người trực tiếp chế biến có thêm nguy cơ ung thư phổi do hít thở các chất này.
5/ Ăn quá mặn có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày
Có nhiều cơ chế gây ung thư của muối được đề xuất. Một trong những khả năng là do muối có khả năng làm hỏng lớp màng trong dạ dày và gây viêm, hoặc làm cho lớp lót dạ dày nhạy hơn với chất gây ung thư như các hợp chất N-nitroso. Muối cũng có thể tương tác với Helicobacter pylori gây viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày. Do đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo mỗi ngày chỉ nên nạp tối đa 6 gam muối (khoảng 2.4 gam natri), tương đương lượng muối trong 1 muống café (teaspoon) mỗi ngày.
Muối là một gia vị không thể thiếu đối với con người. Nhưng cũng như tất cả các chất khác, ăn quá nhiều muối đến một ngưỡng nhất định cũng gây tình trạng bệnh lý và tăng nguy cơ các bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư. Bên cạnh việc ăn mặn nói chung, một số bằng chứng còn cho thấy ăn thực phẩm đã được bảo quản bằng muối, đặc biệt là rau củ ngâm muối, có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
6/ Ăn uống đa dạng giúp giảm sự tích tụ chất độc hại
Các độc tố tiềm ẩn trong thực phẩm vẫn còn là vấn đề lo ngại của nhiều người. Do đó, một cách đơn giản để hạn chế tác động của hiện trạng thực phẩm bẩn hiện nay là đa dạng hóa thực đơn hằng ngày, hay nói cách khác là thay đổi các món ăn thường xuyên. Tuy nhiên, cần hiểu là nên đa dạng hóa các thực phẩm tốt, bao gồm rau củ quả, ngũ cốc nguyên cám, và vẫn phải hạn chế các thực phẩm gây hại như thịt chế biến sẵn, thịt đỏ, bên cạnh hạn chế rượu bia, nước ngọt.
Ngược lại, chúng ta cần ăn nhiều rau củ quả để các chất chống ung thư trong chúng đạt đủ ngưỡng bổ để phát huy tác dụng. Chưa có một hướng dẫn cụ thể là phải ăn bao nhiêu loại rau củ quả nào mỗi ngày để đạt ngưỡng này, nhưng thực tế nghiên cứu đến nay đều cho thấy việc ăn càng nhiều rau củ quả hằng ngày càng làm giảm nguy cơ ung thư nói chung và đặc biệt là ung thư đại trực tràng nói riêng.
Thực phẩm phòng chống ung thư hàng đầu
Theo các chuyên gia, ăn uống hợp lý có thể làm giảm 35% ca tử vong do ung thư. ‘Một chế độ ăn uống lành mạnh không phải nạp ít hay nhiều một loại thức ăn mà cơ bản là duy trì chế độ ăn uống hợp lý có đầy đủ các loại thực phẩm cơ bản như gạo, thịt, rau và trái cây’. Gợi ý một số loại trái cây, rau củ phổ biến ở Việt Nam được chứng minh tốt cho sức khỏe, có khả năng phòng ngừa bệnh tật, đặc biệt là ung thư.
Nhiều bằng chứng cho thấy việc hấp thụ thường xuyên thực phẩm chứa nhiều mỡ, sữa nguyên bơ, thịt hun khói hay ướp muối có thể dẫn đến ung thư, đặc biệt ung thư đại tràng và trực tràng. Ngược lại, các loại rau xanh, củ, quả tươi chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, vitamin, chất xơ góp phần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh. Các gia đình nên bổ sung thêm thực phẩm phòng chống ung thư vào khẩu phần ăn như:
1. Rau xanh
Rau xanh là nền tảng của bất kỳ chế độ ăn uống lành mạnh nào vì chúng giàu vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và enzyme, nhưng rất ít calo, chất béo, natri và các chất độc khác.
Các loại rau xanh như cải xoăn, cải xoong, bông cải xanh hay các loại cải màu xanh rất giàu chất chống oxy hoá (vitamin C và beta-carotene). Chúng được biết đến là nguồn glucose tự nhiên có đặc tính kháng khuẩn, kháng virus nên làm giảm nguy cơ ung thư, giúp tái lập trình các tế bào ung thư chết đi, ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của khối u.
2. Các loại thảo mộc tươi và gia vị
Củ nghệ, có chứa thành phần là hoạt chất curcumin, là một trong những thành phần mạnh nhất trong chế độ ăn chống ung thư bởi vì nó làm giảm kích thước khối u và chống ung thư đại tràng và ung thư vú. Cùng với hạt tiêu đen dễ sử dụng, sự hấp thụ củ nghệ được tăng cường và có khả năng chống viêm tốt hơn.
Ngoài ra, các loại thảo mộc khác hoạt động như chất kích thích hệ thống miễn dịch bao gồm gừng, tỏi sống, húng tây, ớt cayenne, rau oregano, húng quế và rau mùi tây – có thể dễ dàng sử dụng trong nhiều công thức: Nước trái cây, nước xốt và sinh tố.
3. Quả mọng – Thực phẩm phòng chống ung thư
Quả mọng là một trong những thực phẩm chống oxy hóa cao hàng đầu trên thế giới. Quả việt quất, quả mâm xôi, anh đào, dâu tây, mâm xôi rất dễ tìm và dễ sử dụng trong nhiều loại công thức. Chúng có khả năng cung cấp vitamin C, vitamin A và acid gallic (một chất kháng nấm/ virus) làm tăng khả năng miễn dịch.
Các trái cây họ cam quýt, khoai lang, bí ngô có chứa rất nhiều beta-carotene, giúp tăng cường chức năng miễn dịch, giải độc gan, chống ung thư da và mắt.
4. Các sản phẩm sữa nuôi cấy (sữa chua, phô mai,…)
Các sản phẩm từ sữa nuôi cấy là một nguồn giàu “vi khuẩn tốt”, là vi sinh vật thúc đẩy sự cân bằng vi khuẩn tự nhiên trong hệ vi sinh đường ruột của bạn và giúp tăng khả năng miễn dịch. Hơn 80 phần trăm hệ thống miễn dịch của bạn được đặt trong ruột của bạn, do đó, không có gì ngạc nhiên khi các loại thực phẩm probiotic và bổ sung có thể ngăn chặn sự phát triển của khối u và giúp tái tạo tế bào.
Quá trình lên men tạo ra men vi sinh nhưng chế biến nhiệt cao được sử dụng để tiệt trùng sữa có thể làm hỏng nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, bao gồm các enzym, protein và men vi sinh. Các loại sữa ngày nay thường có kích thích tố, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau và dư lượng thuốc trừ sâu,… nên bạn hãy thật sáng suốt khi lựa chọn sản phẩm an toàn phù hợp.
Sữa cũng là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời. Canxi, đặc biệt khi kết hợp với dạng vitamin D3, có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư từ 35 đến 60%, đặc biệt là ung thư trực tràng. Một số nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng nó giúp giảm nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng.
5. Thịt hữu cơ
Các loại thịt hữu cơ bao gồm thịt bò hoặc gan gà được khuyến cáo trong nhiều chế độ ăn uống chống ung thư vì chúng được coi là một trong những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhất và có hàm lượng vitamin B12 rất cao. Những thực phẩm giàu khoáng chất này có thể giúp chống lại tác dụng của rượu, thuốc theo toa, gián đoạn hormone, mức chất béo trung tính cao, kali thấp, béo phì và nhiễm virus.
6. Các loại hạt – Thực phẩm phòng chống ung thư
Hạt chia và hạt lanh là hai trong số những hạt giàu dinh dưỡng nhất trên thế giới. Chúng cung cấp chất xơ, acid béo omega-3 và một loạt các khoáng chất quan trọng. Hạt cây gai dầu, hạt vừng, hạt bí ngô, hạt hướng dương, quả óc chó, hạnh nhân cũng có lợi và đầy đủ các acid béo lành mạnh.
Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ xem hạt lanh là một trong những thực phẩm hàng đầu chống ung thư. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra lignans trong hạt lanh có khả năng làm giảm sự phát triển của tế bào ác tính trong ung thư vú. Đặc biệt đối với phụ nữ sau mãn kinh, tiêu thụ hạt lanh giúp giảm nguy cơ ung thư vú. Nghiên cứu còn phát hiện hạt lanh có thể bảo vệ nam giới khỏi ung thư tuyến tiền liệt.
7. Cá tự nhiên
Theo một nghiên cứ u năm 2004 được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Viện Dược học Richerche, tiêu thụ cá nhiều hơn giúp cho chức năng miễn dịch tốt hơn. Nghiên cứu khảo sát tác dụng chống ung thư của chế độ ăn Địa Trung Hải cho thấy những người ăn ít cá và thường xuyên ăn thịt đỏ thì tính nhạy cảm của khối u tăng cao hơn.
Cá tự nhiên, đặc biệt là cá nhỏ như cá hồi, cá thu, cá mòi là các thực phẩm có lượng omega-3 cao có tương quan với sức khoẻ của hệ thống não, nội tiết tố và hệ thần kinh tốt hơn. Acid béo omega-3 có tác dụng chống viêm, nên có tác dụng trong phòng ngừa ung thư và giảm các triệu chứng viêm do độc tính của phương pháp điều trị hoá trị.
8. Nấm
Hiện nay có hàng trăm loại nấm với lượng dinh dưỡng khác nhau nhưng tất cả đều được biết đến là chất tăng cường miễn dịch. Có một số loại đã được sử dụng để chống lại sự phát triển của khối u và giúp tái tạo tế bào như reishi, cordyceps và maitake.
Nấm ăn được ca ngợi là thực phẩm chống ung thư kỳ diệu. Nghiên cứu xác nhận 20 loại nấm có đặc tính chống khối u, đồng thời kích thích hệ miễn dịch phản ứng với các tế bào ung thư. Nấm linh chi, đặc biệt, đã cho thấy hiệu quả đáng kinh ngạc trong quá trình chữa lành ung thư phổi, trong khi việc ăn nấm Chaga liên tục có thể chất ức chế khối u, theo The Epoch Times.
9. Các loại dầu chưa tinh chế (dầu dừa, dầu lanh, gan cá thu và dầu ô liu)
Não và hệ thống thần kinh kiểm soát chức năng của toàn bộ cơ thể của bạn và khoảng 60% các tế bào của hệ thần kinh của bạn được tạo thành từ các acid béo. Vấn đề là nhiều chất béo và dầu được chế biến thông thường được tiêu thụ rộng rãi ngày nay là các loại dầu hydro hóa, có khả năng tiêu diệt các màng tế bào của chúng ta, dẫn đến các tế bào bị bệnh và độc tính.
Chất béo tinh luyện tạo ra các vấn đề trong toàn bộ cơ thể của bạn, dẫn đến chức năng miễn dịch thấp hơn, tắc nghẽn tế bào và gây ra bệnh tật. Thay thế dầu thực vật tinh chế, dầu hydro hóa với dầu chất lượng, bao gồm dầu lanh, dầu ôliu nguyên chất, dầu cá tuyết và dầu dừa. Chúng giúp nuôi dưỡng đường ruột và thúc đẩy chức năng miễn dịch tốt hơn. Ngoài ra, dầu hạt lanh và dầu cá tuyết chứa các acid béo omega-3 thiết yếu giúp tiếp thêm năng lượng cho các tế bào. Dầu ô liu chứa các chất dinh dưỡng thực vật có khả năng làm giảm viêm trong cơ thể, từ đó giảm nguy cơ ung thư vú và đại trực tràng.
10. Trà – Thực phẩm phòng chống ung thư
Một số nghiên cứu lâm sàng và dịch tễ học đã báo cáo rằng việc tiêu thụ trà xanh có thể giúp giảm nguy cơ ung thư. Trà xanh có chứa các hợp chất polyphenolic chính, bao gồm epigallocatechin-3-gallate, được chứng minh là ức chế sự xâm lấn khối u và tạo mạch máu, điều cần thiết cho sự phát triển khối u và di căn.
Trà có nguồn gốc từ lá của cây camellia sinensis thường được sử dụng làm đồ uống trên khắp thế giới, bao gồm trà xanh, đen hoặc ô long. Nó chứa các hợp chất polyphenolic, catechin, gallocatechin và EGCG.
Tác dụng chống ung thư của chất chống oxy hoá EGCG có hiệu quả hơn 25-100 lần so với các vitamin C và E. EGCG đã được báo cáo là có liên quan đến sự điều chế của nhiều con đường truyền tín hiệu, cuối cùng dẫn đến sự điều chỉnh giảm biểu hiện của các protein liên quan đến sự xâm lấn của các tế bào ung thư.
Các tìm kiếm liên quan
- Uống lá gì chống ung thư
- Thực phẩm tiêu diệt ung thư
- 18 thực phẩm chống lại ung thư
- Cách phòng chống ung thư
- Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư
- Những loại quả chống ung thư
- Trái cây chống ung thư
- Các loại hạt chống ung thư
Nội dung liên quan:
- Chúng ta nên đánh răng trước hay sau khi ăn sáng?
- Các loại thực phẩm tốt cho tim và chế độ ăn phù hợp
- Thông tuyến bảo hiểm y tế, bệnh viện lo quá tải