Quản lý tài chính cá nhân là một trong các yếu tố quyết định đến sự thành công của mọi người. Chúng ta đều muốn thành công trong cuộc sống, cho dù đó là học hành, tình yêu, công việc . Tài chính là yếu tố không thể thiếu để thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
Theo Khảo sát Tài chính Toàn cầu của S & P, chỉ có 33% người trưởng thành trên toàn thế giới có kiến thức tài chính. Điều này khiến cho khoảng 3.5 tỷ người trưởng thành còn lại, phải vật lộn để trả các hóa đơn của họ. Đôi khi không phải ai cũng có khả năng trả đúng hạn.
Quản lý tài chính cá nhân là gì?
Quản lý tài chính cá nhân theo như cách hiểu đơn giản nhất mà bạn có thể tiếp thu thì tài chính cá nhân là ứng dụng nguyên tắc tài chính vào việc tiền bạc của cá nhân hoặc gia đình. Tài chính cá nhân sẽ liên quan đến các vấn đề tài chính thường gặp như: chi tiêu, thu nhập, đầu tư, tiết kiệm,… Hoặc bạn cũng có thể hiểu tài chính cá nhân là việc sử dụng đồng tiền sao cho hiệu quả nhất.
Tài chính cá nhân là việc quản lý tài chính mà mỗi cá nhân hoặc một gia đình thực hiện để lập ngân sách, tiết kiệm và chi tiêu các nguồn tiền mặt theo thời gian, có tính đến các rủi ro tài chính và các sự kiện trong tương lai.[1] Khi lập kế hoạch tài chính cá nhân, cá nhân sẽ xem xét sự phù hợp với nhu cầu của mình về một loạt các sản phẩm ngân hàng (tài khoản tiết kiệm, vãng lai, thẻ tín dụng và các khoản cho vay tiêu dùng) hoặc đầu tư cá nhân (thị trường chứng khoán, trái phiếu, quỹ tương hỗ) và bảo hiểm (bảo hiểm nhân thọ,bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn) hoặc tham gia và giám sát các kế hoạch hưu trí, trợ cấp an sinh xã hội, và quản lý thuế thu nhập.
Để hiểu sâu hơn tài chính cá nhân là gì, chúng tôi sẽ giúp bạn liên hệ, so sánh với tài chính doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp là một hệ thống cố định với bộ phận kế toán riêng có sổ sách, phương pháp thống kê cụ thể.
Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân?
Như định nghĩa có thể thấy tầm quan trọng của tài chính cá nhân với cá nhân và hộ gia đình. Vì vậy, việc quản lý tài chính cũng sẽ vô cùng quan trọng. Một khi bạn quản lý tốt tài chính của mình từ việc kiểm soát chi tiêu đến kiểm soát vốn và các kênh đầu tư, đồng thời hạn chế tối giảm các rủi ro có thể gặp phải trong cuộc sống thì bạn và gia đình sẽ nhanh chóng đạt được mức tự do tài chính như mong muốn. Lúc đó, bạn sẽ có được cuộc sống thảnh thơi vô lo áp lực tài chính.
Việc quản lý chi tiêu đóng một vai trò rất quan trọng quyết định đến cả hiện tại, tương lai cũng như sự thành công của mỗi cá nhân. Quản lý tài chính hợp lý và hiệu quả sẽ giúp cho mỗi cá nhân nhận được những giá trị to lớn sau đây:
- Có một cuộc sống hiện tại ổn định.
- Luôn có sẵn một nguồn ngân sách dự bị trong tương lai.
- Trong bất cứ trường hợp nào, việc có sẵn một số tiền sẽ giúp bạn có thể chủ động hơn khi gặp các khó khăn bất ngờ như bệnh tật hay.
- Phục vụ các dự định cho tương lai như mua nhà, mua xe vv…
- Hơn hết sẽ giúp bạn biết sử dụng đồng tiền một cách hợp lý, hiệu quả hơn.
Quản lý tài chính cá nhân bằng cách nào?
Có khá nhiều những chia sẻ để bạn có thể thực hiện quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả. Nhưng bạn biết đấy, mọi thứ không phải là phù hợp với tất cả. Vì vậy, bạn cũng cần xem xét và chọn lựa những phương pháp hiệu quả và phù hợp để áp dụng cho mình. Bởi sẽ có không ít người chán ghét và thậm chí không có mấy hứng thú trong việc ghi chép và tính toán với các con số.
Hãy gạt bỏ những tư tưởng tiêu cực, sai lầm: Nếu bạn đã từng suy nghĩ “có tiền rồi quản lý” thì hãy mau loại bỏ. Có ít quản lý ít thì khi có nhiều sẽ có kinh nghiệm quản lý tốt hơn. Hãy học cách quản lý tốt những điều bạn đang có, để những điều đó gia tăng thêm cho bạn nhiều lợi ích hơn hết. Đây là thói quen tốt mà bản thân mỗi người nên duy trì. Hãy biết đồng tiền bạn kiếm được đang đi đâu về đầu mỗi ngày mỗi giờ!
Học từ những người có kiến thức tài chính
Dễ dàng thấy rằng, những người thành công, những người có kiến thức tài chính luôn luôn có một kế hoạch rất rõ ràng. Không chỉ lập các kế hoạch trong công việc, họ còn có cả các kế hoạch, phương pháp chi tiêu hợp lý.
Bởi vậy, họ dễ dàng đạt được những thành công trong sự nghiệp cũng như công việc. Học hỏi, giao tiếp với những người thành công sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như các kiến thức về quản lý tài chính hiệu quả.
Lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân
- Một trong những kiến thức cơ bản về tài chính mà các nhà quản trị cần chuẩn bị đó chính là kiến thức về lập kế hoạch, chiến lược tài chính. Việc lập kế hoạch tài gồm hai công việc chính đó là việc đo lường dự báo dòng tiền vào, ra của doanh nghiệp trong tương lai,
- Đo lường dự báo dòng tiền ra chính là công việc xác đinh được các khoản tiền nào bạn sẽ phải chi trả trong tương lai, khi nào phải chi trả và chi trả cho việc gì?
- Đo lường dự báo các dòng tiền vào: chính là việc bạn xác định được các khoản thu của doanh nghiệp bạn từ nguồn nào mà ra, có biện pháp nào cải thiện dòng tiền vào hay không và cải thiện nó bằng cách nào?
- Với kiến thức tài chính, các kế hoạch chiến lược được tạo ra như một phần của tài chính doanh nghiệp, nó giúp bạn xác định xem công ty của bạn có thể đáp ứng được các mục tiêu tài chính dài hạn hay ngắn hạn hay không.
- Vậy câu hỏi đặt ra là thế nào là tài chính cá nhân có hiệu quả? Việc quản lý tài chính không có nghĩa là bạn phải chi tiêu tằn tiện, khiến bản thân sống thiếu thốn, khổ sở. Mà bạn cần phải lên những kế hoạch, phương án phân bố chi tiêu hợp lý như một khoản chi hằng ngày, khoản để tiết kiệm, khoản để tự thưởng cho bản thân… Có thể nói việc lập bảng kế hoạch giúp bạn có thể chủ động trong việc chi tiêu hợp lý và hiệu quả hơn.
Sử dụng công thức “6 cái lọ” để quản lý tài chính
Công thức 6 chiếc lọ – bí quyết quản lý tiền bạc nổi tiếng khắp thế giới, được giới thiệu bởi T.Harv Eker doanh nhân – diễn giả – tác giả cuốn best-seller “Bí mật tư duy triệu phú”.
Lọ 1: quỹ tự do tài chính – 10%:
Một quỹ dành riêng cho bản thân cho những dự định, mơ ước tương lai. Bạn có thể dùng quỹ này bất cứ lúc nào nhằm phục vụ riêng cho bản thân như đi du lịch, chăm sóc sắc đẹp vv… Hoặc khi cảm thấy nguồn quỹ đã ổn định, cuộc sống đã dư dả, bạn cũng có thể nghỉ hưu sớm và sử dụng nguồn quỹ này.
Lọ 2: quỹ tiết kiệm dài hạn – 10%:
Dành cho những dự định sẵn có trong tương lai như mua nhà, mua xe hay cho các trường hợp bất ngờ như ốm đau, bệnh tật vv…
Lọ 3: quỹ giáo dục ngắn hạn – 10%:
Việc nâng cao kiến thức chưa bao giờ là đủ, càng có nhiều kiến thức thì sự thành công càng cao. Bạn có thể dùng quỹ này để đầu tư cho việc học thêm ngôn ngữ, các khóa kỹ năng mềm hay nâng cao kiến thức chuyên ngành chẳng hạn.
Lọ 4: quỹ nhu cầu thiết yếu – 55%:
Mục đích cuối của việc kiếm tiền chính là giúp cho cuộc sống thêm ấm no, hạnh phúc, vì vậy bạn không thể bỏ quên hiện tại mà chỉ hướng đến tương lai được. Các nhu cầu thiết yếu mỗi ngày cần được phục vụ đầy đủ thì mới có động lực, sức khỏe để cố gắng cho tương lai.
Lọ 5: quỹ hưởng thụ – 10%:
Một nguồn quỹ dành riêng để cảm ơn chính bản thân về những nỗ lực suốt thời gian qua. Tự thưởng cho mình một vài bộ quần áo đẹp, đi spa thư giãn, đi du lịch cùng người thân chính là phần thưởng xứng đáng cho sự cố gắng không ngừng của bạn.
Lọ 6: quỹ cho đi – 5%:
Cho đi cũng là một cách để bạn nhận lại những niềm vui và hạnh phúc. Bạn có thể dùng nguồn quỹ này để giúp đỡ bạn bè, người thân hay làm việc thiện vv..
Các tìm kiếm liên quan đến Quản lý tài chính cá nhân
- Quản lý tài chính cá nhân la gì
- Quản lý tài chính cá nhân app
- Nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân
- File quản lý tài chính cá nhân
- Công thức quản lý tài chính cá nhân
- Quản lý tài chính cá nhân theo phong cách của người Nhật
- Phần mềm quản lý tài chính cá nhân
- Sách quản lý tài chính cá nhân
Nội dung liên quan:
- Dấu hiệu bạn đang Stress, ĐỪNG CHỦ QUAN!
- Các loại đau đầu thường gặp, nguyên nhân và cách điều trị ra sao?
- Thông tuyến bảo hiểm y tế, bệnh viện lo quá tải