Việc tạo dựng mà phát triển một thương hiệu mới trên thị trường sẽ làm tốn khá nhiều thời gian, công sức và tiền của để gây dựng một thương hiệu có chỗ đứng, được nhiều người biết tới. Chính vì thế, một hình thức rất được nhiều người lựa chọn đó là nhượng quyền kinh doanh từ những thương hiệu đã có sẵn.
Nhượng quyền cho phép chủ đầu tư kiếm tiền nhanh chóng ngay từ những thương hiệu đã được xây dựng sẵn từ trước của người khác. Bài viết này sẽ giúp quý bạn đọc hiểu được nhượng quyền kinh doanh là gì và những mô hình nhượng quyền phổ biến hiện nay.
Nhượng quyền kinh doanh là gì?
Nhượng quyền kinh doanh (nguyên văn từ tiếng Pháp: franchise, nghĩa là trung thực hay tự do) là việc cho phép một cá nhân hay tổ chức (gọi là bên nhận nhượng quyền) được kinh doanh hàng hoá hay dịch vụ theo hình thức và phương pháp kinh doanh đã được thử thách trong thực tế của bên nhượng quyền ở một điểm, tại một khu vực cụ thể nào đó trong một thời hạn nhất định để nhận một khoản phí hay một tỷ lệ phần trăm nào đó từ doanh thu hay lợi nhuận.
Bên nhượng quyền (franchisor) phải đảm bảo cung cấp đúng, đủ và hỗ trợ thành viên gia nhập hệ thống đó; còn bên nhận nhượng quyền (franchisee) phải đảm bảo thực hiện theo đúng các khuôn mẫu, tiêu chuẩn nghiêm ngặt của hệ thống, từ cách trang trí đến nội dung hàng hóa và dịch vụ, giá cả được chuyển giao.
Các tài sản hữu hình và vô hình khác, như quảng cáo, tập huấn quốc tế và quốc nội cũng như các dịch vụ hỗ trợ khác nói chung được bên nhượng quyền thực hiện, và trên thực tế có thể được bên nhượng quyền yêu cầu, nói chung là đòi hỏi sổ sách kế toán phải được kiểm toán và buộc bên nhận nhượng quyền và/hoặc các đại lý phải chấp nhận việc kiểm tra định kỳ và đột xuất.
Nếu không đạt qua các đợt kiểm tra này thì các quyền trong nhượng quyền kinh doanh có thể không được gia hạn hay bị hủy bỏ.
Ưu và nhược điểm của bên nhượng quyền là gì?
Hiện nay, bên nhượng quyền thương mại có những ưu và nhượng điểm sau đây:
Ưu điểm
- Mở rộng quy mô kinh doanh và hệ thống phân phối nhanh chóng.
- Giảm chi phí mở rộng kinh doanh
- Có thêm nguồn thu ổn định từ tiền nhượng quyền.
- Dễ dàng thâm nhập vào thị trường nội địa các quốc gia mà không phải đối mặt với bất kỳ rào cản thương mại hoặc pháp lý nào
Nhược điểm
- Mất quyền kiểm soát trong kinh doanh.
- Sự tranh chấp của bên nhận quyền kinh doanh.
- Khi bên nhận quyền hoạt động không hiệu quả hoặc có bất kỳ hành động nào không tốt sẽ ảnh hưởng đến uy tín
Ưu và nhược điểm của bên nhận quyền là gì?
Việc nhận quyền thương mại cũng đem tới những ưu và nhược điểm cho bên nhận quyền, cụ thể như sau:
Ưu điểm
- Giảm thiểu bớt rủi ro do không phải đầu tư xây dựng để tạo một thương hiệu mới.
- Hệ thống tài chính và số sách kế toán đã được thực hiện theo một chuẩn mực.
- Các sản phẩm, dịch vụ và hệ thống hoạt động đã được chuẩn hóa.
- Được bên nhượng quyền đào tạo, huấn luyện về quản lý và kinh doanh cho nhân viên.
- Được bên nhượng quyền hỗ trợ các chương trình tiếp thị và khuyến mãi
- Có phương pháp kiểm soát chất lượng sản phẩm, dịch vụ đồng bộ.
Nhược điểm
- Không phải là thương hiệu riêng của bên nhận quyền
- Chia sẽ rủi ro kinh doanh với bên nhượng quyền.
- Sự cạnh tranh giữa các bên nhận quyền trong cùng hệ thống.
- Không phát huy được khả năng sáng tạo trong kinh doanh do hoạt động kinh doanh theo khuôn khổ được quy định trước.
Những điểm cần lưu ý khi quyết định mua nhượng quyền kinh doanh
Nghiên cứu thị trường kĩ càng
Dù là bắt đầu khởi sự doanh nghiệp mới hay mua nhượng, điều đầu tiên bất cứ chủ quán nào cũng cần làm là nghiên cứu thị trường. Liệu loại sản phẩm bạn định mua nhượng quyền có phù hợp với thị trường không? Thương hiệu này thực chất có tốt như bạn nghĩ? Địa điểm, không gian, quy mô này liệu có phù hợp với thực khách ở khu vực này? Thời điểm thu hồi vốn là bao nhiêu và bạn có chấp nhận được mức này không?
Hãy nghiên cứu thật kĩ trước khi quyết định bỏ tiền vào giỏ thương hiệu nào
Chưa kể là, với một số thương hiệu nhất định, quy định về mặt bằng, khoảng cách địa lý giữa các cửa hàng… còn là một điều khoản bắt buộc của nhượng quyền. Hãy nghiên cứu thật kĩ càng trước khi đưa ra bất cứ quyết định nào.
Các loại hình nhượng quyền kinh doanh
Nhượng quyền kinh doanh không toàn diện
Về cơ bản, các nguyên tắc quản lý, thành tố được nhượng quyền không toàn diện “lỏng lẻo” hơn so với nhượng quyền toàn diện. Đa số các hợp đồng nhượng quyền này chỉ nhượng quyền một trong số các loại “tài sản” sau:
Nhượng quyền phân phối sản phẩm: Theo đó, bên nhận nhượng quyền không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm mà chỉ tập trung vào khâu phân phối ra thị trường. Một số thương hiệu nhượng quyền phân phối sản phẩm quen thuộc là: Trung Nguyên (chuỗi cà phê), Pierre Cardin (áo sơ mi cao cấp).
Nhượng quyền công thức sản xuất và tiếp thị: Ở hình thức này, bên bán nhượng quyền cung cấp quyền kinh doanh và hỗ trợ các hoạt động tổ chức, vận hành, tiếp thị cho bên mua nhượng quyền. Coca Cola là một thương hiệu điển hình đang áp dụng.
Cấp phép sử dụng thương hiệu: Thay vì nhượng quyền sản phẩm hay công thức, hình thức này nhượng quyền sử dụng thương hiệu, tên tuổi cho việc sản xuất các mặt hàng không chung ngạch, ví dụ thương hiệu đồ uống nhượng quyền với hãng thời trang. Các thương hiệu này thường có giá trị tương đối cao và có lượng fan nhất định, ví dụ Pepsi (đồ uống) cấp phép cho các hãng áo phông in logo của mình, Disney (hãng phim hoạt hình) cấp phép hình ảnh cho các sản phẩm đồ chơi, đồ gia dụng…
Nhượng quyền theo kiểu dùng chung tên hiệu: Loại hình này thường xuất hiện ở các công ty cung cấp dịch vụ chuyên môn cao, các loại tư vấn kinh doanh, pháp lý như KPMG, E&Y…
Nhượng quyền kinh doanh toàn diện
Điểm nhận diện loại hình này là mức độ chặt chẽ tương đối cao giữa người bán và người mua nhượng quyền. Hợp đồng nhượng quyền toàn diện thường có thời hạn tương đối dài, có thể đến 20-30 năm, và nhượng quyền ít nhất 4 loại “tài sản” quan trọng của một thương hiệu:
- Hệ thống (chiến lược, mô hình, quy trình vận hàng được chuẩn hóa, chính sách quản lý, cẩm nang điều hành, huấn lyện, tư vấn & hỗ trợ khai trương, kiểm soát, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo)
- Bí quyết công nghệ sản xuất/kinh doanh
- Hệ thống thương hiệu
- Sản phẩm/dịch vụ.
Nhượng quyền toàn diện thường phải trả hai loại phí:
- phí nhượng quyền ban đầu
- phí hoạt động
Người mua nhượng quyền trong loại hình này thường phải trả hai loại phí: phí nhượng quyền ban đầu (up-front fee) và phí hoạt động (royalty fee). Phí nhượng quyền ban đầu là một khoản tiền lớn trả ngay khi ký kết, còn phí hoạt đông được tính bằng một khoản phần trăm doanh số định kỳ của cơ sở nhượng quyền.
Tất nhiên, ngoài hai khoản phí này, các chủ mua nhượng quyền vẫn cần chi trả các chi phí cửa hàng, thiết kế, mua trang thiết bị, quảng cáo hay chênh lệch khi mua nguyên vật liệu từ công ty chính hãng.
Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn
Khi bên bán muốn tham gia sâu hơn vào công việc kinh doanh của bên mua nhượng quyền, hình thức này sinh ra cho họ. Theo đó, thương hiệu đầu tư một phần vốn vào cơ sở nhượng quyền dưới dạng liên doanh. Thương hiệu Five Star Chicken (Mỹ) bán nhượng quyền tại Việt Nam theo mô hình này.
Nhượng quyền có tham gia quản lý
Hình thức này đặc biệt phù hợp với các thương hiệu dịch vụ, yêu cầu cao về chất lượng liên quan đến nguồn nhân lực, cụ thể là ngành nhà hàng khách sạn. Trong mối quan hệ nhượng quyền này, bên nhượng quyền hỗ trợ cung cấp người quản lý và bộ phận điều hành doanh nghiệp cho bên mua nhượng quyền.
Điều này vừa giúp thương hiệu quản lý được chất lượng chuỗi, vừa hỗ trợ tốt nhất cho việc chuyển giao công thức, mô hình kinh doanh. Các chuỗi khách sạn lớn như Holiday Inc hay Marriott hiện nay đang sử dụng hình thức này.
Các tìm kiếm liên quan :
- Nhượng quyền kinh doanh
- Kinh doanh nhượng quyền gì bây giờ
- Kinh doanh nhượng quyền 2020
- Hình thức nhượng quyền kinh doanh là gì
- Nhượng quyền thương mại la gì
- Kinh doanh nhượng quyền it vốn
- Xây dựng thương hiệu nhượng quyền
Nôi dung liên quan:
- Các loại đau đầu thường gặp, nguyên nhân và cách điều trị ra sao?
- Cách phòng tránh bệnh viêm màng não mủ ở trẻ nhỏ và người lớn
- Bệnh giảm bạch cầu hạt do đâu và điều trị như thế nào?