Tìm hiểu các dấu hiệu và cách ngăn ngừa nhồi máu não bạn nên biết

ngăn ngừa nhồi máu não

Đột quỵ não là căn bệnh cấp tính, nguy hiểm, có xu thế gặp nhiều trong những năm gần đây, đứng hàng thứ 3 sau ung thư và tim mạch. Chính vì vậy, hiểu biết về cách phát hiện, xử lý kịp thời và ngăn ngừa nhồi máu não giúp giảm tỉ lệ tử vong cũng như biến chứng có thể gây ra cho người bệnh.

Tai biến mạch máu não là gì và ngăn ngừa nhồi máu não như thế nào?

Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ não, là tình trạng một phần não bộ đột ngột bị tổn thương khi mạch máu nuôi dưỡng phần não đó bị tắc (gọi là nhồi máu não) hoặc bị vỡ (gọi là xuất huyết não).

Đột quỵ não làm cho phần não bị thiếu oxy, tế bào não bị chết chỉ sau vài phút. Sau khi đột quỵ xảy ra: Mỗi phút trôi qua sẽ có gần 2 triệu tế bào não bị chết và làm người bệnh già hơn khoảng 3 tuần tuổi. Chính vì vậy, “Thời gian chính là Não”. Người bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt và biện pháp điều trị duy nhất đó chính là “ Tái tưới máu cho não” càng nhanh càng tốt.

Có thể xảy ra do hai nguyên nhân:

  • Mạch não bị tắc hay còn gọi là nhồi máu não: Do mạch máu bị xơ vữa làm hẹp dần lòng mạch và tắc tại chỗ, hay cục máu đông, mảng xơ vữa di chuyển từ những vị trí khác lên động mạch não và gây tắc.
  • Mạch máu não bị vỡ hay còn gọi là chảy máu não: Do huyết áp tăng hoặc vỡ các dị dạng động mạch não.

Hầu hết các trường hợp đột quỵ não xảy ra một cách đột ngột mà dường như không có triệu chứng báo trước, hoặc các triệu chứng báo trước mơ hồ, chung chung (như mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng, …). Một số bệnh nhân có các cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (là các cơn tê yếu nửa người xuất hiện và mất đi trong vòng 24 giờ. )

Các dấu hiệu nhận biết nguy cơ tai biến mạch máu não

  • Đại đa số xảy ra đột ngột với các cơn đau đầu dữ dội, sốt, nôn, rối loạn ý thức, rối loạn hô hấp, trụy mạch, liệt nửa người, xuất huyết gây thay đổi về nhãn cầu, khiến mắt lệch lạc không đúng vị trí, phản xạ đồng tử đối với ánh sáng bình thường.
  • Trường hợp nhồi máu não, cảm giác nhức đầu, rối loạn ý thức sẽ không có hoặc rất hiếm trường hợp thấy đau ở những ngày đầu. Nếu có thì bắt đầu từ ngày thứ hai trở đi. Nôn nhanh, từng nấc nhưng đỡ cũng nhanh . Toàn thân không thấy tình trạng sốt. Nguyên nhân dẫn đến bệnh có thể là xơ vữa động mạch, bệnh liên quan đến tim,…
  • Trường hợp xuất huyết não, nhức đầu rối loạn ý thức xảy ra ngay từ đầu, nặng lên những giờ đầu. Nôn nhanh, liên tục xảy ra trong 12h đầu. Triệu chứng sốt xuất hiện sốt ở giai đoạn toàn phát. Nguyên nhân dẫn đến có thể là do tăng huyết áp, dị dạng mạch não là phần nhiều.
  • Trường hợp u não, áp xe não, khởi đầu từ từ, triệu chứng tăng áp lực nội sọ.
  • Tụ máu dưới màng cứng mạn, trường hợp chấn thương nhẹ trước đó vài tuần, vài tháng thì rất khó phân biệt. Khởi phát bệnh, thường bắt đầu từ từ, hay nhức đầu vào buổi sáng, mệt mỏi, tinh thần uể oải, gõ xương sọ thì đau phần tụ máu.
  • Động kinh cục bộ, vì động kinh cũng xảy ra đột ngột, lặp lại. Một cơn động kinh cũng có thể là tiền đề cho tai biến mạch máu não.

Một số dấu hiệu nhận biết nhanh một cơn tai biến mạch máu não đang đến với bệnh nhân bằng quy tắc FAST:

Tai biến mạch máu não có thể gây nhiều triệu chứng như: Nhức đầu, rối loạn ý thức,… nhưng chúng ta chỉ cần nhớ ít nhất 1 trong 3 nhóm dấu hiệu sau xuất hiện đột ngột thì nguy cơ bị đột quỵ từ 90 – 95%, đó là dấu hiệu F.A.S.T:

  • Liệt mặt (Face): Miệng bị lệch sang một bên, nếp nhăn mũi-má mờ.
  • Yếu, liệt tay (Arm) hoặc chân: Người bệnh không thể cầm, nắm, đi lại.
  • Rối loạn ngôn ngữ (Speech): Đột ngột rối loạn lời nói, không nói được hoặc lời nói không rõ,… như bình thường trước đó.
  • Thời gian khởi phát bệnh (Time): Nếu có cùng lúc 3 dấu hiệu trên, nguy cơ rất cao bệnh nhân bị đột quỵ, khẩn trương nhanh chóng gọi cấp cứu, đưa bệnh nhân đến cơ sở ý tế. Nhanh nhất có thể để tận dụng thời điểm vàng này để cứu sống bệnh nhân.

ngăn ngừa nhồi máu não

Cách ngăn ngừa nhồi máu não

Tai biến mạch máu não có thể để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho người bệnh. Do đó, cần chú trọng việc phòng bệnh tai biến mạch máu não. Trong đó, chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt có tác động không nhỏ đến việc ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh. Việc áp dụng một lối sống lành mạnh cũng giúp làm để ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ ở người cao tuổi. Nói chung, một lối sống lành mạnh có nghĩa là:

Kiểm soát huyết áp cao (tăng huyết áp):

Luôn giữ huyết áp trong tầm kiểm soát. Kết hợp tập thể dục. Hạn chế lượng natri và rượu bia và có chế độ ăn uống hợp lý.

Hạ thấp lượng cholesterol

Hạ thấp lượng cholesterol và chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống: Ăn ít cholesterol và chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa và trans. Chúng có thể làm giảm mảng bám trong động mạch. Nếu không thể kiểm soát cholesterol thông qua thay đổi chế độ ăn uống, có thể dùng các thuốc nhóm statin như simvastatin (Zocor), atorvastatin (Lipitor) hoặc một loại thuốc hạ cholesterol. Đây là những loại thuốc phòng tai biến mạch máu hiệu quả.

Không hút thuốc

Hút thuốc lá rất có hại cho sức khỏe, làm tăng nguy cơ đột quỵ. Do đó, bệnh nhân nên bỏ thuốc lá và hạn chế sử dụng các chất kích thích khác như: cafein, rượu, bia…

Duy trì trọng lượng khỏe mạnh

Thừa cân kết hợp cùng các yếu tố nguy cơ khác làm tăng nguy cơ đột quỵ. Chẳng hạn như huyết áp cao, bệnh tim mạch và tiểu đường.

Người bệnh nên ăn một chế độ ăn uống giàu trái cây và rau quả. Một chế độ ăn uống có chứa trái cây hoặc rau nhiều hơn trong khẩu phần hàng ngày ngoài việc cung cấp năng lượng cho cơ thể còn giúp làm giảm nguy cơ đột quỵ.

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục giúp làm giảm nguy cơ đột quỵ bằng nhiều cách. Tập thể dục có thể làm giảm huyết áp, tăng mức lipoprotein mật độ cao (HDL) cholesterol. Và cải thiện sức khỏe tổng thể của mạch máu và tim. Việc tập thể dục thường xuyên cũng giúp giảm bệnh tiểu đường, kiểm soát cân nặng và giảm bớt căng thẳng.

Không sử dụng ma túy bất hợp pháp

Một số loại ma túy, chẳng hạn như cocaine và methamphetamine được cho là các yếu tố nguy cơ cho THA hay đột quỵ. Do đó, tốt nhất nên nói không với các chất ma túy, chất kích thích gây nghiện.

Cách phòng tái phát bệnh tai biến mạch máu não

Dù cơn tai biến nguy kịch đã qua nhưng bệnh nhân vẫn cần được lên kế hoạch chăm sóc để phục hồi các biến chứng và tốt nhất không để tái phát bệnh lần 2. Việc phòng tái phát phát bệnh tai biến mạch máu não là rất cần thiết. Người nhà bệnh nhân cần tuân thủ triệt để các biện pháp sau như một cách phòng ngừa tai biến mạch máu não tái phát:

  • Thay đổi nếp sống, bỏ hút thuốc lá, uống rượu. Chống béo phì bằng việc đi bộ mỗi ngày ít nhất 30 phút…
  • Chú ý giữ mình khi thời tiết giao mùa
  • Tránh tắm khuya hoặc ở nơi gió lùa mạnh, nhất là với người bị cao huyết áp.
  • Điều trị các nguyên nhân tai biến mạch máu não như tiểu đường, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn nhịp tim.
  • Ăn nhiều rau và chất xơ, tránh để táo bón. Nên kiêng rượu, bia và các chất kích thích.
  • Tránh vận động thể lực quá mạnh như mang vác nặng, chạy nhanh…

ngăn ngừa nhồi máu não

Các di chứng thường gặp

Phụ thuộc vào mức độ nặng của đột quỵ, nguyên nhân và tuổi bị bệnh, người bệnh có thể gặp các biến chứng khác nhau.

Khoảng 90% người bị liệt vận động (liệt nửa người, liệt tay chân, liệt mặt, liệt các dây thần kinh sọ não, tê bì cảm giác nửa người) sau đột quỵ. Di chứng này gây khó khăn cho bệnh nhân khi sinh hoạt, đi lại hàng ngày.

Sau đột quỵ, người bệnh có thể gặp các rối loạn về ngôn ngữ do tổn thương tại vùng não chi phối cho chức năng ngôn ngữ với biểu hiện khá đa dạng: nói ngọng, nói lắp, âm điệu bị biến đổi… Bệnh nhân gặp khó khăn khi diễn đạt, thậm chí không nói được.

Suy giảm nhận thức cũng là một trong những biến chứng nặng nề của đột quỵ não dẫn đến sa sút trí tuệ của người bệnh. Người bị rối loạn nhận thức có các biểu hiện hay quên, suy giảm trí nhớ, đầu óc lơ mơ không tỉnh táo, mất khả năng định hướng không gian, thời gian, không nhận biết được người thân và không hiểu được lời nói của người khác…

Người sau đột quỵ thường bị rối loạn cơ vòng khiến tiểu tiện không tự chủ.

Người bệnh sau đột quỵ thường bị suy giảm hoặc mất khả năng tự chăm sóc bản thân và phải nhờ đến người thân, cùng với rối loạn trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, khó khăn trong giao tiếp với người khác, không thể tham gia các hoạt động trước đây…

 

Các tìm kiếm liên quan

  • ngăn ngừa nhồi máu não
  • Dự phòng nhồi máu não
  • Cách phòng ngừa tai biến mạch máu não
  • Thuốc phòng ngừa tai biến mạch máu não
  • Dự phòng tai biến mạch máu não
  • Aspirin trong nhồi máu não
  • Phòng chống đột quỵ tai biến cực đơn giản
  • Ăn gì phòng ngừa đột quỵ
  • Bài thuốc ngừa đột quỵ

Nội dung liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *