Môi trường marketing của một doanh nghiệp là tập hợp các yếu tố, các lực lượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến hoạt động, các quyết định của bộ phận Marketing trong doanh nghiệp, đến khả năng thiết lập hoặc duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng mục tiêu của nó.
Môi trường marketing vi mô
Các yếu tố bên trong doanh nghiệp
Các doanh nghiệp cần phân tích một cách chặt chẽ các yếu tố bên trong doanh nghiệp làm xác định rõ ưu và nhược điểm của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp nhằm khắc phục nhược điểm và phát huy thế mạnh của doanh nghiệp để đạt được lợi nhuận tối đa.
Một doanh nghiệp nếu được tổ chức các bộ phận bên trong theo mô hình chức năng thì trong kết cấu tổ chức của mình thường có các bộ phận điển hình:
- Bộ phận tài chính – kế toán
- Bộ phận sản xuất và nghiệp vụ
- Bộ phận nhân sự và bộ máy quản lý
- Bộ phận nghiên cứu và phát triển …
Mỗi bộ phận này trong doanh nghiệp có những chức năng khác nhau bởi vậy họ theo đuổi các mục tiêu khác nhau trong công việc. Bởi vậy, bộ phận Marketing trong doanh nghiệp muốn các quyết định marketing của mình đưa ra giành được sự đồng thuận cao nhất, họ phải quan tâm tới sự khác biệt trên.
Với sự ủng hộ của bộ phận tài chính – kế toán, phòng marketing sẽ đảm bảo được cung ứng kịp thời và đầy đủ vốn cho việc thực hành công tác kế hoạch marketing. Với sự ủng hộ của phòng quản trị nhân lực, phòng marketing có thể được đảm bảo về đội ngũ triển khai thực hiện kế hoạch marketing, họ sẽ dành được sự hứng khởi của phòng nghiên cứu và triển khai trong việc giải quyết những vấn đề kỹ thuật, thiết kế.
Các yếu tố môi trường marketing bên ngoài doanh nghiệp
Nhà cung ứng
Đó là những người cung cấp đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bất kỳ một sự biến đổi nào từ phía người cung ứng, sớm hay muộn, trực tiếp hay gián tiếp đều gây ảnh hưởng tới hoạt động marketing của doanh nghiệp.
Các nhà hoạt động marketing phải quan tâm đến họ trên nhiều phương diện như; khả năng cung ứng về số lượng, chất lượng, giá cả, thời gian cung ứng, địa điểm cung ứng…
Ví dụ: Đối với các công ty xây dựng, nguyên vật liệu đầu vào như sắt, thép, xi măng… là những yếu tố đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty. Nếu một nhà cung ứng lớn xi măng hoặc sắt, thép cho công ty do một lý do nào đó mà ngừng cung cấp cho công ty, hoạt động của công ty nói chung là hoạt động marketing nói riêng sẽ bị đình trệ do không có đầu vào thì không thể có đầu ra.
Trung gian marketing
Đó là các tổ chức dịch vụ, các doanh nghiệp khác và các cá nhân giúp cho doanh nghiệp tổ chức tốt việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mình tới người mua cuối cùng, các trung gian marketing bao gồm:
- Những trung gian thương mại: là những đơn vị kinh doanh hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm hay trực tiếp bán sản phẩm cho khách hàng. Nó bao gồm các đại lý bán buôn, bán lẻ, đại lý phân phối độc quyền, …
- Các tổ chức cung cấp dịch vụ lưu thông hàng hóa: giúp doanh nghiệp tạo ra lượng dự trữ sản phẩm của mình và vận chuyển chúng từ nơi sản xuất đến nơi cần. Ví dụ: các doanh nghiệp vận tải, vận chuyển, kho vận.
- Các tổ chức cung cấp dịch vụ marketing: các công ty nghiên cứu thị trường, các công ty truyền thông cung cấp các dịch vụ về quảng cáo, … giúp công ty sản xuất định hướng chính xác hơn và đưa hàng hóa của mình đến thị trường thích hợp.
Đối thủ cạnh tranh
Khi tham gia vào kinh doanh, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh. Do sự giới hạn của quy mô thị trường, các doanh nghiệp đều phải tìm mọi cách để vượt qua đối thủ để tranh giành khách hàng.
Áp lực cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải nhận diện chính xác từng đối thủ cạnh tranh, theo dõi và kịp thời có những đối sách trước những diễn biến từ phía các đối thủ cạnh tranh.
Theo cách hiểu của kinh tế học, đối thủ cạnh tranh chỉ là những doanh nghiệp, những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cùng một loại hàng hóa và dịch vụ. Đây là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành. Dưới con mắt của các nhà quản trị Marketing, ở mỗi doanh nghiệp cụ thể thường có bốn loại đối thủ cạnh tranh
Khách hàng
Khách hàng là đối tượng phục vụ của doanh nghiệp, là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Khách hàng tạo nên thị trường, quy mô thị trường ảnh hưởng bởi số lượng và sức mua của khách hàng. Doanh nghiệp thường chia khách hàng thành 5 dạng thị trường sau
- Thị trường người tiêu dùng: những người và hộ dân mua hàng hoá và dịch vụ để sử dụng cho cá nhân.
- Thị trường các nhà sản xuất: các tổ chức mua hàng hoá và dịch vụ để sử dụng chúng trong quá trình sản xuất.
- Thị trường nhà bán buôn trung gian: tổ chức mua hàng và dịch vụ để sau đó bán lại kiếm lời.
Công chúng trực tiếp
Lực lượng này có thể hỗ trợ, tạo thuận lợi hoặc khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp trong việc triển khai các nỗ lực marketing để đáp ứng thị trường. Thông thường, công chúng trực tiếp của một doanh nghiệp được xếp theo 3 mức độ:
- Công chúng tích cực là nhóm quan tâm đến doanh nghiệp với thái độ thiện chí (ví dụ những nhà hảo tâm)
- Công chúng tìm kiếm là nhóm mà doanh nghiệp đang tìm kiếm sự quan tâm của họ, nhưng không phải bao giờ cũng tìm được (ví dụ các phương tiện thông tin đại chúng)
- Công chúng không mong muốn là nhóm mà doanh nghiệp cố gắng thu hút sự chú ý của họ, nhưng buộc phải để ý đến họ nếu họ xuất hiện (Ví dụ nhóm người tiêu dùng tẩy chay).
Môi trường marketing vĩ mô
Môi trường nhân khẩu học
Nhân khẩu học là khoa học nghiên cứu về dân số trên các khía cạnh như quy mô dân số, mật độ phân bố dân cư, tuổi tác, giới tính, chủng tộc, nghề nghiệp và các chỉ tiêu thống kê khác.
Yếu tố nhân khẩu học là yếu tố được các nhà hoạt động marketing rất quan tâm vì thị trường là khách hàng, là do con người hợp thành. Tác động của yếu tố nhân khẩu học đến hoạt động marketing của doanh nghiệp được thể hiện thông qua rất nhiều các biến số khác nhau sau đây:
- Quy mô và tốc độ tăng dân số
- Tuổi thọ và cấu trúc độ tuổi
- Cơ cấu, quy mô hộ gia đình
- Sự chuyển dịch dân cư và xu hướng vận động
Môi trường kinh tế
Yếu tố kinh tế có tác động không nhỏ tới chiến lược marketing của doanh nghiệp. Bởi vì đối với khách hàng mà doanh nghiệp quan tâm thì sức mua của họ rất quan trọng và nó là mối quan tâm của các nhà hoạt động marketing
Sức mua của khách hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức thu nhập hiện tại, giá cả, số tiền tiết kiệm… Sự suy thoái kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp cao, lãi suất vay tín dụng tăng… đều có thể ảnh hưởng đến sức mua của khách hàng.
Môi trường Marketing tự nhiên
Yếu tố này ảnh hưởng nhiều mặt tới nguồn lực đầu vào cần thiết cho các nhà sản xuất kinh doanh và chúng có thể gây ảnh hưởng cho các hoạt động marketing trên thị trường.
Sự phát triển của công nghiệp đã kéo theo nỗi lo lắng ngày càng tăng trong dư luận xã hội về vấn đề liệu hoạt động công nghiệp ở các nước phát triển có phá hoại môi trường tự nhiên không?
Và câu trả lời là hoạt động công nghiệp hầu như bao giờ cũng gây tổn hại cho môi trường. Chúng ta phải cố gắng tìm mọi cách để giảm bớt sự hủy hoại môi trường do công nghiệp đem lại.
Môi trường chính trị, luật pháp
Những sự kiện xảy ra trong môi trường chính trị có ảnh hưởng mạnh mẽ đến những quyết định Marketing.
Yếu tố chính trị luật pháp ảnh hưởng đến các quyết định Marketing thông qua nhiều biến số khác nhau như: các luật lệ (luật doanh nghiệp; luật quảng cáo, luật giá, luật bảo vệ cạnh tranh chống độc quyền; luật chống kinh doanh gian lận…)
Các cơ quan nhà nước, các nhóm xã hội, các tổ chức hoặc cá nhân có khả năng gây ảnh hưởng và kiểm soát trong xã hội (nhóm bênh vực quyền lợi người tiêu dùng, hội bảo vệ người tiêu dùng…)
Các tìm kiếm liên quan :
- Ví dụ về môi trường marketing
- Câu hỏi về môi trường marketing
- Tại sao phải nghiên cứu môi trường marketing
- Ý nghĩa của việc nghiên cứu môi trường marketing
- Số đồ môi trường marketing
- Bài 2: Môi trường marketing
- Thu thập thông tin và quan trắc môi trường marketing
- Môi trường Marketing vĩ mô được thể hiện bởi những yếu tố sau đây, ngoại trừ
Nội dung liên quan:
- Các Bài tập giúp giảm vòng eo HIỆU QUẢ ngay tại nhà, ĐỪNG BỎ LỠ!
- Những tỷ phú năm 2020
- Nữ điều dưỡng sửa kết quả xét nghiệm Covid-19 bị kỷ luật