Ma trận SWOT là một khái niệm đã không còn gì xa lạ gì với nhiều người khi phân tích kinh tế đối với một môi trường hay một doanh nghiệp cụ thể. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bạn chưa thực sự hiểu rõ được nguồn gốc, cấu trúc và ý nghĩa thực sự của việc phân tích mô hình SWOT.
Ma trận SWOT là gì?
- SWOT là mô hình phân tích nổi tiếng được sử dụng trong các chiến lược phân tích kinh doanh, marketing cho các công ty. Và là 1 trong 5 bước tạo nên chiến lược kinh doanh sản xuất của một công ty, xí nghiệp.
- Phân tích SWOT là một trong 5 bước tạo thành chiến lược sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, bao gồm: xác lập tôn chỉ của doanh nghiệp, phân tích SWOT, xác định mục tiêu chiến lược, hình thành các mục tiêu và kế hoạch chiến lược, xác định cơ chế kiểm soát chiến lược. SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là một mô hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp.
- Ma trận SWOT là một mô hình, công cụ giúp mang lại một cái nhìn tổng quan về thế mạnh, thế yếu, rủi ro và cơ hội để phân tích được các khó khăn, thuận lợi trong quá trình thiết lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, tiếp thị, phát triển các sản phẩm và dịch vụ và đánh giá các đối thủ cạnh tranh,… Ma trận SWOT còn thường được sử dụng ở các bước trước tiên khi lên kế hoạch marketing cho các doanh nghiệp.
Ý nghĩa của việc sử dụng ma trận SWOT
- Phương pháp phân tích Ma trận SWOT là một trong những bước hình thành kế hoạch kinh doanh của một doanh nghiệp.
- Phân tích ma trận SWOT không chỉ có ý nghĩa đối với doanh nghiệp trong việc hình thành kế hoạch kinh doanh nội địa mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành kế hoạch kinh doanh quốc tế nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.
- Nếu một doanh nghiệp đang muốn phát triển, từng bước tạo dựng thương hiệu, xây dựng uy tín cho mình một cách bền vững và chắc chắn thì bước phân tích mô hình SWOT là một bước không thể thiếu trong quá trình hoạch định các kế hoạch cũng như chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
- Việc phân tích mô hình SWOT đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự logic dễ thảo luận, để trình bày và rất dễ để hiểu có thể được sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định.
- Quá trình phân tích mô hình SWOT cũng sẽ cung cấp các thông tin hữu ích cho việc kết nối các khả năng cũng như nguồn lực của doanh nghiệp với môi trường cạnh tranh mà doanh nghiệp đang hoạt động.
Hướng dẫn xây dựng ma trận SWOT
Thông thường sơ đồ SWOT được trình bày dưới dạng ma trận4 ô vuông tượng trưng cho 4 yếu tố chính. Tuy nhiên bạn cũng có thể liệt kê các ý cho từng mục dưới dạng danh sách. Cách trình bày như thế nào tùy mỗi người.
Sau khi thảo luận, thống nhất phiên bản SWOT hoàn chỉnh nhất, liệt kê các ý trong 4 yếu tố theo thứ tự ưu tiên nhiều nhất cho đến ít ưu tiên nhất.
Tôi cũng đã tổng hợp một số câu hỏi dành cho mỗi phần để bạn tham khảo khi phân tích SWOT.
Thế mạnh
Yếu tố đầu tiên của phân tích SWOT là Strength, tức Điểm mạnh. Như bạn có thể đoán, yếu tố này giải quyết những điều mà doanh nghiệp đặc biệt làm tốt, chẳng hạn như môi trường làm việc tốt, hay ý tưởng bán hàng độc đáo, hay nguồn nhân lực tuyệt vời, bộ máy lãnh đạo xuất sắc,..
Hãy thử đặt câu hỏi để mở rộng yếu tố đầu tiên: Điểm mạnh, bằng cách liệt kê những câu hỏi xoay quanh thế mạnh của doanh nghiệp như sau:
- Khách hàng yêu thích điều gì về doanh nghiệp hay sản phẩm của bạn?
- Doanh nghiệp bạn làm gì tốt hơn các doanh nghiệp khác trong ngành như thế nào?
- Đặc tính thương hiệu (brand attribute) thu hút nhất của doanh nghiệp bạn là gì?
- Những ý tưởng bán hàng độc đáo mà doanh nghiệp của bạn đang ấp ủ?
- Hay những tài nguyên nào chỉ bạn có mà đối thủ thì không?
Câu trả lời sẽ đem lại cái nhìn tổng thể giúp bạn xác định điểm mạnh cốt lõi của doanh nghiệp. Đừng quên cân nhắc lợi thế từ góc nhìn cả trong cuộc lẫn khách hàng và những bạn cùng ngành. Nếu bạn gặp khó khăn thì hãy cứ viết ra những đặc điểm của công ty và có thể bạn sẽ tìm ra điểm mạnh từ những đặc điểm đó.
Ngoài ra bạn cũng cần nghĩ tới đối thủ. Chẳng hạn nếu tất cả đối thủ khác đều cung cấp sản phẩm chất lượng cao thì dù bạn có sản phẩm tốt thì đó cũng chưa hẳn là lợi thế của bạn.
Weakness – Điểm yếu ma trận SWOT
Quá tự tin vào điểm mạnh của mình sẽ trở thành yếu điểm cho doanh nghiệp, khi doanh nghiệp không thể nhìn ra những thiếu sót cần thay đổi.
Liệu bạn có nhận ra: Điều gì khiến kế hoạch kinh doanh Quý rồi không có kết quả? Câu trả lời rất có thể nằm xuất phát từ một hay nhiều những yếu điểm dưới đây:
- Tương tự, tôi cũng có danh sách vài câu hỏi giúp bạn tìm ra điểm yếu:
- Khách hàng của bạn không thích gì về doanh nghiệp hay sản phẩm của bạn?
- Những vấn đề hoặc khiếu nại thường được đề cập trong các review đánh giá về doanh nghiệp bạn là gì?
- Tại sao khách hàng của bạn hủy đơn hoặc không thực hiện/không hoàn thành giao dịch?
- Thuộc tính thương hiệu tiêu cực nhất đang vướng phải là gì?
- Những trở ngại/thách thức lớn nhất trong kênh bán hàng hiện tại?
- Những tài nguyên nào mà đối thủ có mà bạn thì không?
Đối với điểm yếu, bạn cũng phải có cái nhìn tổng quan về khách quan và chủ quan: Đối thủ có đang làm tốt hơn bạn không? Những điểm yếu người khác thấy mà bạn không nhận ra? Hãy thành thật và thẳng thắn đối diện với điểm yếu của mình.
Opportunities – Cơ hội
Tiếp theo trong các yếu tố phân tích SWOT là Opportunities – Cơ hội. Doanh nghiệp bạn có đang sở hữu một khối lượng lớn khách hàng tiềm năng được tạo ra bởi đội ngũ marketing? Đó là một cơ hội. Doanh nghiệp bạn đang phát triển một ý tưởng mới sáng tạo sẽ mở ra “đại dương” mới? Đó là một cơ hội khác nữa. Cơ hội giúp doanh nghiệp tìm ra con đường phát triển.
Doanh nghiệp có thể tận dụng những cơ hội đến từ:
- Xu hướng trong công nghệ và thị trường
- Thay đổi trong chính sách chính phủ liên quan đến lĩnh vực của bạn
- Thay đổi về mặt xã hội, dân số, lối sống …
- Sự kiện địa phương
- Xu hướng của khách hàng
Một số câu hỏi mà tôi gợi ý bao gồm:
- Làm thế nào để có thể cải thiện quy trình bán hàng/hỗ trợ khách hàng hiện có hay hỗ trợ khách hàng tiềm năng?
- Những kiểu truyền thông nào sẽ thúc đẩy chuyển đổi khách hàng?
- Làm thế nào để có thể tìm kiếm nhiều hơn nữa những Guru trong ngành ủng hộ thương hiệu?
- Phương pháp tối ưu quy trình làm việc liên phòng ban hiệu quả hơn là gì?
- Có ngân sách, công cụ hoặc tài nguyên nào khác mà doanh nghiệp chưa tận dụng hết mức hay không?
- Hay, những kênh quảng cáo nào tiềm năng nhưng doanh nghiệp vẫn chưa khai thác?
Threats – Rủi ro ma trận SWOT
Yếu tố cuối cùng của phân tích SWOT là Threats – Thách thức, Rủi ro hoặc các mối đe dọa, có nhiều tên gọi dành cho Threat, nhưng chung quy là mọi thứ có thể gây rủi ro đến khả năng thành công hoặc tăng trưởng của doanh nghiệp.
Rủi ro này có thể bao gồm những yếu tố như đối thủ cạnh tranh mới nổi, thay đổi về luật pháp, rủi ro trong xoay chuyển tài chính và hầu như mọi thứ khác có khả năng tác động tiêu cực cho tương lai của doanh nghiệp hay kế hoạch kinh doanh.
Dù vậy, tất nhiên sẽ có nhiều Thách thức hay Rủi ro tiềm tàng mà doanh nghiệp phải đối mặt, mà không thể lường trước được, như thay đổi môi trường pháp lý, biến động thị trường, hoặc thậm chí các Rủi ro nội bộ như lương thưởng bất hợp lý gây cản trở sự phát triển của doanh nghiệp.
Các tìm kiếm liên quan đến ma trận SWOT
- Ví dụ về ma trận SWOT
- Ma trận SWOT mẫu
- Ma trận SWOT la gì
- Mà trận SWOT của Tiki
- Ma trận SWOT của bản thân
- Ma trận SWOT của bạn thân
- Ma trận BCG
- Ví dụ về mô hình SWOT
Nội dung liên quan:
- Người trẻ phòng đột quỵ có những điều NÊN LÀM và HẠN CHẾ nào?
- Mách bạn những cách làm khách hàng tin tưởng, đặt lòng tin vào sản phẩm của bạn
- Nguyên nhân nào dẫn đến hôn nhân nguội lạnh?