Nếu hiểu rõ về hệ tiêu hóa cũng như cách hoạt động của những cơ quan này, bạn có thể bảo vệ, cải thiện hoạt động của cơ quan này tốt hơn, đồng thời phòng tránh nhiều bệnh lý liên quan.
Tìm hiểu về Hệ tiêu hóa ( HTH )
Hệ tiêu hóa ở người gồm nhiều cơ quan, bắt đầu từ khoang miệng cho đến hậu môn. Hệ thống tiêu hóa có nhiệm vụ chắt lọc chất dinh dưỡng từ thức ăn và đồ uống mà bạn đã ăn uống. Các chất dinh dưỡng này tiếp tục được “chia” thành các đơn vị nhỏ hơn để cơ thể có thể hấp thụ và chuyển hóa thành năng lượng cho quá trình phát triển, sửa chữa và sản xuất kháng thể của tế bào.
Cụ thể hơn, tiêu hóa là quá trình thức ăn từ miệng đi xuống thực quản và vào dạ dày. Dạ dày có chức năng nghiền, nhào trộn thức ăn với dịch vị và đưa xuống tá tràng, sau đó đến ruột non. Tại đây, thức ăn tiếp tục được phân hủy thành các chất nhỏ, hấp thụ vào hệ tuần hoàn.
Phần cặn thức ăn dạng nước còn lại sẽ di chuyển vào ruột già (đại tràng). Thức ăn chưa được tiêu hóa (chẳng hạn như tinh bột đề kháng) đi qua đây sẽ trở thành vật chất nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột. Thành ruột già hấp thụ hầu hết lượng nước còn lại. Sau cùng, bã thức ăn chưa tiêu hóa còn sót lại sẽ được tạo thành phân, tống thải ra ngoài qua hậu môn.
Cấu tạo của hệ tiêu hóa
Tuy khá quen thuộc nhưng hệ tiêu hóa gồm những cơ quan nào không phải ai cũng biết. Hệ tiêu hóa gồm: ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa.
3.1. Ống tiêu hóa
Quá trình tiêu hóa ở người bao gồm nhiều bước và mỗi bước có những đặc điểm riêng. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan tiêu hóa giúp việc hấp thụ dinh dưỡng diễn ra thuận lợi.
3.1.1. Miệng
Miệng là “cửa ngõ” của ống tiêu hóa, có nhiệu vụ tiêu hóa cơ học là chủ yếu. Hoạt động nhai giúp chia thức ăn thành những miếng nhỏ giúp việc tiêu hóa dễ dàng hơn. Cùng lúc đó, nước bọt được tiết ra trộn với thức ăn để bắt đầu quá trình phân hủy tinh bột. Các viên thức ăn mềm, trơn được lưỡi đẩy xuống họng và thực quản.
3.1.2. Hầu
Hầu (họng) là ngã tư, giữa đường hô hấp và tiêu hóa. Họng là một ống cơ màng dài 15cm.
3.1.3. Thực quản
Thực quản là một ống tiêu hóa chứa thức ăn và các chất lỏng đi từ họng xuống dạ dày. Các tuyến của thực quản chế tiết ra các chất nhầy giúp làm ẩm đường dẫn thức ăn và thức ăn có thể đi xuống dạ dày dễ dàng hơn.
Điểm giữa thực quản và dạ dày có cơ vòng thực quản dưới có nhiệm vũ giữ thức ăn ở dạ dày không trào ngược lên thực quản.
3.1.4. Dạ dày
Đây là phần phình lớn nhất của ống tiêu hóa, nằm trong khoang bụng phía bên trái. Dạ dày có 3 phần là tâm vị, thân vị, môn vị. Ở phần tâm vị có chỗ phình to và cao nhất gọi là thượng vị.
Dạ dày sẽ co bóp, trộn lẫn axit và enzyme với thức ăn để thủy phân cả các protein phức tạp. Thức ăn ở dạ dày sẽ chuyển hóa thành chất lỏng hoặc bột nhão. Sau đó, thức ăn sẽ di chuyển đến ruột non.
3.1.5. Ruột non
Ruột non là phần ống tiêu hoá nối tiếp dạ dày và đại tràng, dài khoảng 7m, đường kính khoảng 3cm. Phần này gồm có: Tá tràng là đoạn cố định nằm sâu phía sau, bao quanh và dính vào đầu tụy, ống dẫn tụy và ống mật đổ vào đoạn II tá tràng. Tiếp nối là hỗng tràng và hồi tràng xếp thành nhiều quai ruột gần như song song với nhau.
Khi đến ruột non, thức ăn tiếp tục bị phá vỡ bằng các enzyme từ tuyến tụy và mật từ gan. Nhu động ruột giúp di chuyển thức ăn chạy dọc chiều dài khoảng 6 mét của ruột non và trộn thức ăn với các dịch tiêu hóa.
Tại đây, protein, lipid, glucid, vitamin và khoáng chất được tiêu hóa hoàn toàn. Chúng được hấp thụ qua thành ruột, thấm vào máu để đi nuôi cơ thể.
3.1.6. Ruột già
Ruột già hay đại tràng là một ống cơ dài từ 1,5 – 1,8m. Đại tràng bao gồm manh tràng, đại tràng phải, đại tràng ngang, đại tràng xuống và đại tràng sigma. Ruột già là nơi tiêu hóa phân hoặc chất thải còn sót lại trong quá trình tiêu hóa trước đó.
Tại ruột già, phân và chất thải từ dạng lỏng được hấp thụ nước và một số khoáng chất còn lại, trở thành dạng rắn khi ra khỏi ruột già. Thường phải mất khoảng 36 giờ để phân đi qua đại tràng. Thành phần chính của phân là mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn.
3.1.7. Trực tràng
Với chiều dài khoảng 20cm, trực tràng kết nối đại tràng với hậu môn. Trực tràng nhận phân từ đại tràng và kích thích các dây thần kinh truyền đến vỏ đại não cảm giác muốn đi đại tiện.
Nếu muốn đi vệ sinh, cơ vòng sẽ giãn ra để đưa phân ra khỏi cơ thể. Ngược lại, cơ thắt và trực tràng sẽ điều chỉnh để cảm giác muốn đi vệ sinh tạm thời biến mất.
3.1.8. Hậu môn
Đây là phần cuối cùng của ống tiêu hóa. Chức năng chính của hậu môn là chứa và đào thải phân. Để phân dễ dàng di chuyển ra khỏi cơ thể, hậu môn sẽ tiết chất nhầy giúp bôi trơn.
3.2. Tuyến tiêu hóa
Như trên đã đề cập, trong quá trình thức ăn được tiêu hóa có sự tham gia của các tuyến tiêu hóa. Tuyến này tiết dịch đổ vào ống tiêu hóa. Cụ thể là: tuyến nước bọt, tuyến tụy, tuyến dạ dày, gan.
3.2.1. Tuyến nước bọt
Nó có chức năng làm ẩm ướt, làm mềm, trơn thức ăn cho dễ nuốt và dễ tiêu hóa. Có 3 đôi tuyến nước bọt là đôi tuyến mang tai, đôi tuyến dưới hàm, đôi tuyến dưới lưỡi.
3.2.2. Tuyến dạ dày
Tuyến này nằm ở thành dạ dày, tiết ra dịch vị đổ vào khoang dạ dày. Cụ thể là: acid chlohydrid, men pepsin, chất kiềm.
3.2.3. Tuyến tụy
Tuyến tụy có nhiều chức năng trong hoạt động của toàn bộ cơ thể. Đối với quá trình tiêu hóa thức ăn, tuyến tụy tiết ra một số enzyme vào ruột non để phân hủy protein, chất béo, carbohydrate. Ngoài ra, tuyến tụy cũng tiết ra bicarbonate có tác dụng trung hòa các axit thoát ra khỏi dạ dày
3.2.4. Gan – hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa
Gan sản xuất ra mật, được lưu trữ trong túi mật và sau đó được giải phóng vào ruột non để phân hủy chất béo.
HTH có chức năng gì? Hoạt động thế nào?
Hệ tiêu hóa bao gồm ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa. Ống tiêu hóa gồm miệng, răng, hầu, lưỡi, thực quản, dạ dày, tá tràng, ruột non, ruột già, ruột thừa, hậu môn. Tuyến tiêu hóa gồm tuyến nước bọt, tuyến mật, tuyến tụy, tuyến ruột. Đây là bộ phận quan trọng bậc nhất của cơ thể giúp cắt nhỏ thức ăn để cơ thể dễ hấp thụ và chuyển hóa. Tuyến nước bọt như một cỗ máy trộn, giúp thức ăn được đi xuống thực quản, dạ dày dễ hơn.
Khi thức ăn được đưa vào khoang miệng, dịch vị nước bọt giúp nhào trộn thức ăn rồi đưa xuống dạ dày. Dạ dày co bóp để tiêu hóa thức ăn rồi đẩy xuống ruột non. Tại đây, thức ăn được cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng và đẩy các chất cặn bã xuống ruột già để đẩy ra khỏi cơ thể dưới dạng phân.
Chức năng tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng
Để tiêu hóa thức ăn, hệ tiêu hóa cần sự phụ trợ của miệng, ruột non và ruột già. Sự phối hợp của các cơ quan này giúp cắt nhỏ thức ăn, nghiên thức ăn, để đưa xuống các dây truyền sau được dễ dàng và trơn tru hơn.
- Miệng: đây là nơi giúp thức ăn được cắt nhỏ, tiêu hóa một phần tinh bột nhờ enzyme amylase. Thức ăn được nhào trộn với nước bọt tạo thành các viên thức ăn mềm, trơn. Nhờ đó, chúng được lưỡi đẩy xuống họng và thực quản, dạ dày.
- Dạ dày: là nơi giúp thức ăn được tiêu hóa một phần protein và tinh bột thông qua sự co bóp của dạ dày. Mỡ ở giai đoạn này vẫn chưa được tiêu hóa.
- Ruột non: khi thức ăn từ dạ dày xuống ruột non, các chất dinh dưỡng như protein, lipid, glucid, vitamin cùng khoáng chất được tiêu hóa hoàn toàn. Chúng được hấp thụ qua thành ruột, thấm vào máu để đi nuôi cơ thể.
- Ruột già (đại tràng): sau khi các dinh dưỡng được hấp thu hết, còn lại chất cặn bã được đẩy xuống ruột già. Ruột già sẽ hấp thụ nước và một số khoáng chất còn sót lại. Mỗi ngày đại tràng hấp thu 90% chất dịch từ 1000-2000ml dịch, cặn bã được chuyển từ ruột non xuống đại tràng. Sau khi hấp thu sẽ tạo ra 200-250ml chất lỏng rắn (phân mềm, có khuôn).Chất thải này được đẩy ra khỏi cơ thể qua hậu môn.
Chức năng miễn dịch
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, hệ tiêu hóa (đường ruột) quyết định 70% hệ thống miễn dịch của cơ thể. Và có đến 95% vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa và chỉ có 5% qua đường hô hấp và hậu môn. Như vậy có nghĩa là, các vấn đề về sức khỏe đa phần do vi khuẩn đường tiêu hóa gây nên. Chính vì vậy, hệ miễn dịch đường ruột chính là một pháo đài quan trọng để ngăn chặn tác nhân gây bệnh.
Nếu không có miễn dịch, đường ruột sẽ bị ảnh hưởng lớn nhất, bị đánh úp không thể kháng cự. Không miễn dịch, đường ruột gần như một “ổ dịch” chỉ chờ bùng phát.
Chức năng thải độc
Lớp niêm mạc đường ruột có khoảng 30 triệu nhung mao (lông nhung). Dưới lớp nhung mao là các vi nhung mao. Chúng tạo ra 40-50 mét vuông bề mặt. Nhung mao kết hợp với các vi khuẩn đường ruột tạo thành lớp màng lọc các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất, cản các vi khuẩn có hại và chất độc lại. Do đó, hệ vi khuẩn đường ruột cũng đóng vai trò cực kì quan trọng với cơ thể. Đặc biệt là sự nâng cao miễn dịch cơ thể và bảo vệ đường ruột khỏi tác nhân gây bệnh.
Tìm kiếm có liên quan
- Giải phẫu hệ tiêu hóa
- Hệ tiêu hóa gồm
- Hệ tiêu hóa là gì
- Chức năng của hệ tiêu hóa
- Số đó hệ tiêu hóa
- Bài giảng hệ tiêu hóa
- Quá trình tiêu hóa ở người
- Giải phẫu hệ tiêu hóa PDF
Nội dung liên quan:
- Những thói quen của người thành công đáng phải học hỏi!
- Cách chăm sóc da mụn an toàn, hiệu quả sau 1 tuần
- Làm sao để bình yên trong tâm hồn khi có những nỗi đau và vết thương?