Tìm hiểu FMCG là gì? Xu hướng và cơ nghiệp nghề nghiệp FMCG tại Việt Nam

FMCG là gì

FMCG là gì đã không còn là khái niệm quá xa lạ, đặc biệt là với những người kinh doanh trong ngành bán lẻ. Đây được xem là một trong những ngành có nguồn thu lớn và tương đối ổn định bởi nhu cầu của người tiêu dùng cũng như không chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như dịch, thiên tai,…

FMCG là gì?

FMCG được viết tắt cho cụm từ Fast Moving Consumer Goods – nhóm hàng tiêu dùng nhanh dựa trên một số tiêu chí cụ thể. Trước tiên, ngành công nghiệp FMCG là ngành công nghiệp sản xuất những hàng hóa có thời gian tiêu thụ nhanh chóng trong các siêu thị, cũng như ở các chuỗi bán lẻ trên khắp thế giới.

“Thời gian tiêu thụ nhanh” ở đây có thể được hiểu là thời gian rời khỏi những kệ hàng hóa thường diễn ra nhanh chóng với các mặt hàng sản phẩm này, hoặc cũng có thể hiểu theo nghĩa hàng hóa này thường được các doanh nghiệp sản xuất với số lượng lớn, giá tiền cho mỗi sản phẩm thường ở mức thấp (để các hộ gia đình cho thể mua và tiêu dùng trong khoảng thời gian ngắn).

Thường, những mặt hàng thuộc nhóm FMCG thường là những sản phẩm thiết yếu trong mỗi hộ gia đình, được các thành viên sử dụng hàng ngày. Những thương hiệu nổi tiếng và được biết đến nhiều nhất trên thế giới thường rơi vào nhóm FMCG này.

FMCG bao gồm các sản phẩm dành cho hộ gia đình, như sản phẩm tẩy rửa và lau chùi làm sạch, thực phẩm chức năng, sản phẩm đồ ăn, cũng như các sản phẩm thuộc nhóm chăm sóc cá nhân. Ngoài ra, những sản phẩm như điện tử gia dụng, hộp bảo quản đồ ăn cũng nằm trong nhóm các sản phẩm FMCG.

Phân loại hàng tiêu dùng

FMCG là gì không phải là một khái niệm quá xa lạ với người tiêu dùng cũng như người kinh doanh. Tuy nhiên, không phải chủ kinh doanh nào cũng có thể nắm được hàng tiêu dùng được phân loại như thế nào.

Đối với người tiêu dùng, điều này có thể không quá quan trọng, nhưng với vai trò là một chủ kinh doanh, bạn buộc phải hiểu rõ điều này để hiểu rõ nhu cầu, từ đó đưa ra định hướng kinh doanh cũng như kế hoạch nhập hàng tối ưu nhất.

Hàng tiêu dùng thường được chia thành 3 loại khác nhau: Hàng hóa lâu bền, Hàng không bền và hàng tiêu dùng nhanh.

Hàng hóa lâu bền thường có thời gian sử dụng từ 3 năm trở lên, trong khi hàng hóa không bền thường chỉ có thời gian sử dụng dưới 1 năm. Và hàng tiêu dùng nhanh được xem là phân khúc hàng tiêu dùng lớn nhất.

Những mặt hàng thuộc ngành FMCG là gì?

Hàng tiêu dùng nhanh FMCG thường là các sản phẩm khá quen thuộc với người tiêu dùng như:

  • Thực phẩm đóng gói: Các sản phẩm đóng gói như mì, ngũ cốc, đồ hộp,…
  • Đồ uống: Nước đóng chai, sữa, nước ngọt…
  • Đồ ăn vặt: Snack, bánh, kẹo,…
  • Thực phẩm tươi sống: các loại thịt sống, trứng, trái cây, rau củ,…
  • Dụng cụ tẩy rửa: Chất tẩy rửa nhà tắm, nhà bếp, lau kính, xà phòng…
  • Dụng cụ làm sạch: sữa tắm, dầu gội, chăm sóc răng miệng,…
  • Mỹ phẩm: Tẩy trang, sữa rửa mặt, son, phấn,…
  • Văn phòng phẩm: bút, thước, sách, vở, đồ dùng văn phòng,…
  • Đồ ăn chế biến sẵn

FMCG là gì

Các xu hướng tiêu dùng tại Việt Nam trong ngành FMCG là gì?

Người tiêu dùng chặt chẽ hơn trong việc chọn mua và sức mua ngày càng tăng

Chất lượng cuộc sống ngày càng tăng cao, người tiêu dùng cũng dần có yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo sức khỏe.

Với thị trường ngành FMCG tương đối lớn, người tiêu dùng ngày càng có nhiều lựa chọn hơn, cũng như nhu cầu ngày càng cao. Đây là lý do mà cạnh tranh trong ngành này ngày một cao hơn và nhà sản xuất cũng như chủ kinh doanh tại các cửa hàng kinh doanh FMCG cần định hướng rõ ràng và đưa ra cho mình chiến lược kinh doanh phù hợp nhất.

Báo cáo của Nielsen cho biết, tại 2 thành phố lớn Hà Nội và TP. HCM, 92% người dùng Internet là người mua sắm trực tuyến và 93% trong số đó là tầng lớp trung lưu với khả năng tiêu thụ và chi trả tương đối cao. Cùng với đó là sự tăng nhanh rõ rệt ở cả vùng nông thôn cũng như các thành phố khác.

Với cuộc sống bận rộn hiện tại, xu hướng tiêu dùng trực tuyến chắc chắn sẽ dần trở thành xu hướng lớn tại Việt Nam nhờ sự tiện lợi và đáp ứng hoàn hảo nhu cầu tiêu dùng của người Việt.

Mua sắm trực tuyến đang dần trở thành xu hướng được nhiều người lựa chọn bởi sự tiện lợi và an toàn

Chuyển dần sang tiêu dùng an toàn tại nhà

An toàn thực phẩm đang dần trở thành yếu tố được đề cao hàng đầu trong nhu cầu sinh hoạt của mọi người. Chính vì vậy, xu hướng ăn hàng hay mua mang đi đang dần được thay thế bằng việc nấu ăn an toàn tại nhà, đặc biệt là sau khi đại dịch Covid toàn cầu diễn ra. 

Khi này, các sản phẩm đóng gói hay thực phẩm sạch, chế phẩm từ sữa, đồ dùng thiết yếu nhanh chóng chiếm trọn thị trường FMCG. Để phù hợp với xu hướng mua sắm cũng như nhu cầu của người tiêu dùng, việc tăng cường và bổ sung các sản phẩm có khả năng tiêu thụ lớn là yếu tố vô cùng quan trọng với các chủ kinh doanh ngành FMCG.

Các mặt hàng chăm sóc sức khỏe tăng mạnh

Có thể nói, đại dịch Covid đã ảnh hưởng rất lớn đến xu hướng tiêu dùng cũng như khả năng tiêu thụ của nhiều mặt hàng. Đặc biệt với ngành FMCG, không thể phủ nhận khả năng tiêu thụ của các sản phẩm sức khỏe như khẩu trang, nước rửa tay hay các sản phẩm làm sạch trong thời điểm vừa qua.

Cùng với đó, nhu cầu đối với các sản phẩm Vitamin hay thuốc để tăng sức đề kháng cũng được chú trọng để bảo vệ bản thân và gia đình. Đó là lý do mà các mô hình kinh doanh nhà thuốc vẫn đảm bảo được nguồn thu cũng như đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân trong những giai đoạn khó khăn nhất.

FMCG là gì

Cơ hội nghề nghiệp trong ngành FMCG

Yêu thích lĩnh vực ngành hàng tiêu dùng nhanh, bạn hoàn toàn có cơ hội lựa chọn “đầu quân” cho những vị trí sau:

Giám đốc thương hiệu (Brand Manager)

Thương hiệu là điều mà bất cứ một nhà lãnh đạo lĩnh vực kinh doanh nào cũng cần tập trung phát triển.

“Hữu xạ tự nhiên hương”, sản phẩm có thương hiệu uy tín, “tiếng lành đồn xa” giống như một bông hoa tự tin khoe vẻ đẹp và hương thơm tự nhiên giữa “khu vườn” nhan nhản các sản phẩm kinh doanh thuộc thương hiệu khác. Lúc này, có khách hàng nào cưỡng lại sức hút tự nhiên của sản phẩm mang thương hiệu đó? Có người tiêu dùng nào nỡ làm ngơ trước nỗ lực của những giám đốc thương hiệu – “người làm vườn” cần mẫn ngày đêm lên kế hoạch phát triển và quảng bá thương hiệu của sản phẩm này.

Chưa kể rằng, thương hiệu còn giống như một con người với những nét tính cách khác nhau nhằm khơi gợi cảm xúc của khách hàng đối với sản phẩm.

Do đó, để thương hiệu sản phẩm nâng tầm khu vực và quốc tế, vai trò của giám đốc thương hiệu là phải xác định và định hướng tính cách thương hiệu cho phù hợp với tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu và chiến lược của công ty. Từ đó, sự độc nhất và cảm xúc mà thương hiệu mang lại mới có thể khiến khách hàng bỏ qua các gian hàng khác để đến với gian hàng của doanh nghiệp.

Quản lý bán hàng (Sales Manager)

Công việc của Quản lý bán hàng hay Trưởng phòng kinh doanh là quản lý hoạt động kinh doanh của công ty, nhằm đảm bảo các hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ.

Cụ thể, một nhân viên quản lý bán hàng cần đảm bảo các yếu tố tăng trưởng lợi nhuận, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và tỷ lệ hài lòng và tỷ lệ chuyển đổi khách hàng.

Chuyên viên  phân tích quy trình (Procurement Analyst)

Hiểu rõ hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp và đối tác, nhà phân tích quy trình có trách nhiệm phân tích các chiến lược kinh doanh dưới nhiều góc độ để kiểm soát chất lượng sản phẩm, đồng thời tiến hành tối ưu hóa hiệu quả các khâu sản xuất nhằm tối đa hóa năng suất lao động và doanh thu của tổ chức.

 

Tìm kiếm có liên quan

  • FMCG và F&B
  • FMCG tại Việt Nam
  • FMCG
  • Cpg là gì
  • Top công ty FMCG tại Việt Nam
  • các công ty hàng đầu nào dưới đây trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (fmcg)
  • FMCG meaning
  • ngành hàng tiêu dùng nhanh (fmcg là gì)

Nội dung liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *