Chấn thương não do đột quỵ có thể để lại các Di chứng liệt sau đột quỵ lâu dài cho người bệnh. Mặc dù ở một số người có thể hồi phục nhanh nhưng ngược lại có trường hợp cần phục hồi chức năng trong một thời gian dài. Vì thế, quá trình này phụ thuộc vào các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng sau cơn đột quỵ.
Sống chung các di chứng liệt sau đột quỵ
Bệnh tai biến mạch máu não, ngày nay rất phổ biến không những xảy ra ở người lớn tuổi mà còn xảy ra ở người trẻ. Bệnh có thể để lại di chứng rất nặng nề làm ảnh hưởng đến cuộc sống, làm cho họ không thể trở lại với công việc trước đó của mình, họ có thể không nói được, không hiểu được, tay không cử động, chân không đi được…
Các di chứng của tai biến mạch máu não
Bị tai biến đôi khi có thể gây ra khuyết tật tạm thời hoặc vĩnh viễn, tùy thuộc vào thời gian não thiếu máu và phần nào bị ảnh hưởng. Các di chứng có thể bao gồm:
Liệt hoặc mất vận động cơ bắp hay liệt nửa người.
Bạn có thể bị tê liệt ở một bên cơ thể, hoặc mất kiểm soát một số cơ nhất định, chẳng hạn như ở một bên mặt hoặc một cánh tay. Vật lý trị liệu có thể giúp bạn trở lại các hoạt động bị ảnh hưởng bởi tê liệt, chẳng hạn như đi bộ, ăn uống và mặc quần áo.
Khó nói hoặc nuốt.
Đột quỵ có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát các cơ trong miệng và cổ họng của bạn, khiến bạn khó nói chuyện rõ ràng (chứng khó đọc), nuốt (chứng khó nuốt) hoặc ăn. Bạn cũng có thể gặp khó khăn với ngôn ngữ (aphasia), bao gồm nói hoặc hiểu lời nói, đọc hoặc viết. Trị liệu với một nhà nghiên cứu bệnh học ngôn ngữ có thể giúp đỡ.
Mất trí nhớ hoặc suy nghĩ khó khăn.
Nhiều người bị đột quỵ trải qua một số mất trí nhớ. Những người khác có thể gặp khó khăn trong việc suy nghĩ, đưa ra phán xét, lý luận và hiểu các khái niệm.
Vấn đề về cảm xúc.
Những người bị đột quỵ có thể gặp khó khăn hơn trong việc kiểm soát cảm xúc, hoặc họ có thể bị trầm cảm.
Đau đớn.
Đau, tê hoặc cảm giác lạ khác có thể xảy ra ở các bộ phận của cơ thể bị ảnh hưởng bởi đột quỵ. Ví dụ, nếu đột quỵ khiến bạn mất cảm giác ở cánh tay trái, bạn có thể gặp phải cảm giác ngứa ran khó chịu ở cánh tay đó.
Có thể nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ, đặc biệt là cực lạnh, sau đột quỵ.
Di chứng liệt sau đột quỵ này được gọi là đau đột quỵ trung tâm hoặc hội chứng đau trung tâm. Tình trạng này thường xuất hiện vài tuần sau đột quỵ, và nó có thể cải thiện theo thời gian. Nhưng bởi vì cơn đau được gây ra bởi một vấn đề trong não của bạn, chứ không phải là một chấn thương thực thể, có rất ít phương pháp điều trị.
Thay đổi hành vi và khả năng tự chăm sóc.
Những người đã bị đột quỵ có thể trở nên thu mình hơn và ít giao tiếp hơn hoặc bốc đồng hơn. Họ có thể cần giúp đỡ với việc chải chuốt và công việc hàng ngày.
Liệt nửa người nên không cử động được hoặc cử động hạn chế, từ đó dễ đưa đến nhiều biến chứng như: Loét do nằm lâu, viêm phổi, trật khớp vai, teo cơ, loãng xương do không vận động, co rút cơ dẫn đến cứng khớp, thường gặp ở khớp khuỷu, gối, cổ tay, cổ chân, các ngón tay, tình trạng gối duỗi quá, mất hoặc giảm cảm giác, tình trạng liệt mặt kéo dài ảnh hưởng chức năng ăn và uống, rối loạn ngôn ngữ…
Di chứng liệt sau đột quỵ ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể
Đột quỵ có thể để lại nhiều di chứng liên quan đến các cơ quan, hệ cơ quan khác nhau trên cơ thể như:
Hệ hô hấp:
Các tổn thương não bộ có thể khiến việc ăn uống trở lên khó khăn. Đây là triệu chứng phổ biến nhưng có thể được cải thiện theo thời gian khi cơn đột quỵ qua đi. Tuy nhiên, nếu các tổn thương não xảy ra tại trung tâm điều khiển các hoạt động hô hấp của cơ thể có thể dẫn đến ngừng hô hấp, thậm chí tử vong.
Hệ thần kinh:
Di chứng liệt sau đột quỵ mà đột quỵ để lại cho hệ thần kinh là rất nặng nề. Người bệnh có thể mất khả năng cảm nhận một số cảm giác như nóng, lạnh, đau… hoặc suy giảm thị lực nếu các dây thần kinh vùng mắt bị tổn thương. Thậm chí gây ra một loạt những vấn đề về thần kinh như: mất trí nhớ, sa sút trí tuệ và thay đổi hành vi như dễ nóng giận, trầm cảm. Nếu là tổn thương các dây thần kinh vận động, người bệnh có thể bị liệt sau đột quỵ.
Hệ tuần hoàn:
Hệ tuần hoàn bị ảnh hưởng phần lớn do các thói quen khiến bệnh nhân bị đột quỵ như hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia hay mắc tăng huyết áp hoặc đái tháo đường…. Nếu đã bị đột quỵ ngoài luyện tập phục hồi chức năng bệnh nhân cũng cần thay đổi lối sống, thay đổi chế độ ăn cũng như chế độ luyện tập.
Hệ cơ:
Những di chứng ảnh hưởng đến hệ cơ có thể là giảm vận động của một số bộ phận trên cơ thể hoặc thậm chí là tình trạng liệt sau đột quỵ.
Hệ tiêu hóa:
Đột quỵ gây ra những ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa bởi 2 yếu tố: Một số loại thuốc sử dụng điều trị đột quỵ có thể gây táo bón, bên cạnh đó đột quỵ có thể gây tổn thương cho vùng não kiểm soát các hoạt động tiêu hóa của ruột dẫn đến hạn chế hoặc mất chức năng ruột.
Hệ tiết niệu:
Đột quỵ có thể ảnh hưởng đến việc giao tiếp giữa nào và hệ tiết niệu, đặc biệt là bàng quang khiến bệnh nhân có thể đi vệ sinh thường xuyên, tiểu tiện dầm dề, không tự chủ, thậm chí một kích thích rất nhỏ như ho hay cười cũng khiến người bệnh tiểu tiện.
Hệ sinh sản:
Đột quỵ có thể không trực tiếp ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản nhưng có thể làm giảm ham muốn tình dục nếu bệnh nhân mắc những rối loạn tâm lý hay sử dụng một số loại thuốc điều trị. Một vấn đề khác là tình trạng liệt sau đột quỵ cũng có thể ảnh hưởng tới hoạt động tình dục. Điều này có thể được cải thiện nếu bệnh nhân và vợ (hoặc chồng) của họ có thể thông cảm để cùng tìm ra tiếng nói chung.
Đột quỵ có thể để lại các Di chứng liệt sau đột quỵ nặng nề đối với người bệnh như co cứng, yếu thậm chí là liệt. Một số người có thể cải thiện rất nhanh tình trạng của mình sau khi gặp phải tai biến nhưng hầu hết các trường hợp đột quỵ thường cần sự hỗ trợ phục hồi chức năng trong một thời gian dài kết hợp với sự kiên trì của người bệnh mới có thể giảm được gánh nặng cuộc sống đối với gia đình và xã hội.
Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân khi bị Di chứng liệt sau đột quỵ
Tai biến mạch máu não (hay còn gọi là Đột quỵ não) là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, hoặc nếu có cứu được thì cũng để lại nhiều di chứng nặng nề, làm rối loạn các chức năng trong cơ thể như:
- Rối loạn nói, nuốt
- Khó khăn trong giao tiếp và ăn uống
- Rối loạn về vận động, liệt nửa người, phải nằm một chỗ, gây teo cơ cứng khớp, nhiễm trùng, rối loạn về đại tiểu tiện, stress….
Để khắc phục những di chứng này đòi hỏi sự nỗ lực, kiên trì của bản thân người bệnh và sự hỗ trợ tích cực của thân nhân. Cùng với đó là việc áp dụng một chế độ chăm sóc, điều trị và tập luyện đặc biệt, trong một thời gian dài mới có thể khắc phục những di chứng và ngăn chặn tai biến mạch máu não tái phát.
Sau đây là những vấn đề cần chăm sóc cho người bệnh tai biến mạch máu não tại nhà:
Chăm sóc tâm lý
Sau khi bị tai biến mạch máu não, nhiều người bệnh phải đối mặt với tình trạng liệt vận động, rối loạn ngôn ngữ… khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái lo âu, mệt mỏi, buồn chán. Các sinh hoạt hàng ngày phải phụ thuộc vào người khác nên thường có tâm lý mặc cảm, cảm thấy mình vô dụng.
Để giúp người bệnh lạc quan, vui vẻ hơn, người thân trong gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng. Cần động viên, hỗ trợ người bệnh tự chăm sóc, có thể sử dụng một số dụng cụ hỗ trợ để người bệnh tự ăn uống, vệ sinh. Điều này sẽ giúp người bệnh cảm thấy bớt cảm giác phụ thuộc và có ích hơn khi có thể chủ động thực hiện một số thao tác sinh hoạt cơ bản.
Chăm sóc dinh dưỡng khi bị di chứng liệt sau đột quỵ
Bên cạnh chăm sóc hàng ngày, chế độ dinh dưỡng của người bệnh nhồi máu não rất quan trọng để giúp người bệnh nhanh lành và ngăn ngừa tái phát. Thân nhân có thể cho người bệnh ăn theo chế độ dinh dưỡng hợp lý, bao gồm ba bữa chính và thức ăn nhẹ. Trong thành phần mỗi bữa ăn cần được đáp ứng đủ chất dinh dưỡng và vitamin. Lưu ý để người bệnh ăn vừa đủ no, không ép người bệnh ăn quá nhiều và nên thay đổi món ăn mỗi ngày.
Chăm sóc vệ sinh
Việc chăm sóc giữ vệ sinh cho người bệnh nhồi máu não có vai trò đặc biệt quan trọng.
- Cần giữ da người bệnh luôn sạch sẽ, khô thoáng để tránh lở loét, giảm nguy cơ nhiễm trùng. Người thân có thể xoa bóp và di chuyển người bệnh để máu được lưu thông.
- Khi tắm rửa, vệ sinh cá nhân cho người bệnh nên thực hiện ở phòng kín gió, nhiệt độ ấm, sàn nhà ít trơn trượt, nước ấm từ 37 – 45 độ C. Thời gian tắm từ 5 – 7 phút và không nên tắm buổi tối.
- Đối với những bệnh nhân đột quỵ thì việc đại tiểu tiện rất khó khăn. Vì vậy, chúng ta có thể lựa chọn dùng loại tã lót dùng một lần hoặc bô. Cho dù là phương pháp nào, đều phải kịp thời vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần đại tiểu tiện để phòng ngừa viêm nhiễm, cần huấn luyện cho bệnh nhân khi có ý muốn đại tiện hoặc tiểu tiện bằng cách tạo ra một số khẩu lệnh và phải nắm bắt chính xác thời điểm muốn tiểu tiện hoặc muốn đại tiện của bệnh nhân để hỗ trợ kịp thời.
Giường nằm
Cần sử dụng đệm hơi hoặc đệm nước trong trường hợp người bệnh có liệt chi, đệm và giường phải bằng phẳng, Giường phải có thanh chắn để dự phòng té ngã, đầu giường có thể nâng cao được, sử dụng thêm gối để chống đở và cố định phần lưng đầu khi nằm nghiêng và chêm lót những vùng tì đè có nguy cơ lở loét da. Nên bố trí giường ở nơi thoáng mát, có ánh nắng mặt trời , không ẩm thấp và tránh gió lùa
Chế độ sinh hoạt và tập luyện:
- Bệnh nhân cần được đổi tư thế nằm mỗi 2 giờ để chống loét
- Người nhà nên thường xuyên xoa bóp các bắp cơ, khớp tay, khớp chân để giúp bệnh nhân lưu thông máu, ngăn ngừa tình trạng cứng khớp và teo cơ.
- Tùy mức độ di chứng liệt, người nhà nên phối hợp với nhân viên y tế đề ra kế hoạch tập luyện, vận động hằng ngày cho bệnh nhân. Mỗi ngày nên tập 2 – 3 lần và tiếp tục duy trì kể cả khi các di chứng đã được khắc phục, cố gắng cho bệnh nhân tự thực hiện các hoạt động, công việc sinh hoạt hằng ngày để tăng tốc độ hồi phục
Sử dụng thuốc và tái khám
Bệnh nhân đã có tiền sử đột quỵ rất dễ bị tái phát, đặc biệt lần sau sẽ nặng hơn lần đầu. Do vậy, ngoài việc chăm sóc sinh hoạt cho bệnh nhân, người nhà cần theo dõi việc uống thuốc theo đơn bác sĩ của bệnh nhân đều đặn hàng ngày để phòng ngừa tái phát và tái khám khi hết thuốc hoặc có các dấu hiệu khác thường.
Các tìm kiếm liên quan
- Huyệt châm cứu tai biến mạch máu não
- Di chứng TBMMN
- Bị tai biến nhẹ tập vẫy tay có tốt không
- Tai biến mạch máu não và sự phục hồi
- Phục hồi di chứng
- Tai biến mạch máu não đang ở khuyết
- Tai biến lần 3
- Hậu quả sau tai biến
Nội dung liên quan:
- Cách phòng tránh bệnh viêm màng não mủ ở trẻ nhỏ và người lớn
- Dấu hiệu nhận biết và phương điều pháp điều trị ung thư gan hiện nay
- Dấu hiệu bạn đang Stress, ĐỪNG CHỦ QUAN!