Ung thư máu là một trong những bệnh lý ác tính có tỷ lệ tử vong hàng đầu trong các loại bệnh ung thư. Chính vì vậy mà người bệnh cần phải làm các xét nghiệm ung thư máu trong trường hợp nghi ngờ để có thể phát hiện Dấu hiệu ung thư máu và có liệu pháp điều trị bệnh kịp thời.
Dấu hiệu ung thư máu và phương pháp điều trị
Ung thư máu, hay còn gọi là ung thư bạch cầu, là một bệnh ung thư ác tính rất khó chữa khỏi. Những dấu hiệu của bệnh rất đa dạng. Hiểu biết về dấu hiệu và phương pháp điều trị sẽ giúp người bệnh lường trước được mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như áp dụng đúng một trong các phương pháp điều trị là hóa trị, điều trị sinh học, xạ trị và thay tủy.
Khái niệm và Nguyên nhân
Ung thư máu là hiện tượng lượng bạch cầu tăng quá nhanh và quá nhiều trong thời gian ngắn. Dẫn đến tình trạng hồng cầu vị phá hủy khiến cho người bệnh bị thiếu hụt. Nếu không khắc phục sớm thì tử vong chỉ là chuyện sớm muộn.
Một nhóm ung thư máu khác được gọi là lumphoma. Đây là loại ung thư có ảnh hưởng đến hệ bạch huyết. Khi cơ thể sản sinh quá nhiều lumpho gây nên tình trạng quá tải và mất kiểm soát. Làm tổn thương hệ miễn dịch. Ngoài các hạch bạch huyết, lymphoma còn có thể phát triển ở tủy, lá ách, và các cơ quan khác.
Ung thư máu là bệnh ung thư ác tính mà không hình thành nên các khối u như nhiều bệnh ung thư khác. Ung thư máu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:
- Tiếp xúc với chất phóng xạ.
- Làm việc trong môi trường ô nhiễm có quá nhiều hóa chất (formaldehyde,benzene…)
- Thay đổi cấu trúc gene.
Dấu hiệu ung thư máu
Ung thư máu tuy khó phát hiện sớm những cũng có một số biểu hiện cảnh báo mà người bệnh có thể nhận thấy được. Cụ thể là:
- Xuất hiện những đốm đỏ trên da: Đây là hệ quả của việc sụt giảm nhanh tiểu cầu.
- Nhức đầu dữ dội: Nguyên nhân bắt nguồn từ lượng hồng cầu giảm, khiến cho không cung cấp đủ oxi lên não. Cơn đau đầu có thể còn kèm theo da xanh xao, đổ nhiều mồ hôi.
- Đau xương: Đâu là một trong những dấu hiệu chính của bệnh. Những cơn đau có thể nhẹ/nặng tùy vào mức độ và giai đoạn phát triển của bệnh. Cơn đau xuất hiện nhiều ở các vùng khớp đầu gối, cánh tay, lưng…
- Dưới da sung nổi các hạch bạch huyết nhưng không gây đau.
- Mệt mỏi và xanh xao: Sự thiếu hụt hồng cầu trong máu đột ngột, hay đơn giản hơn là thiếu máu sẽ khiến cho cơ thể người bệnh luôn xanh xao, mệt mỏi.
- Thường xuyên bị sốt cao: Ung thư máu làm cho hệ miễn dịch bị suy giảm. Bởi vậy những biểu hiện như nhiễm trùng và sốt có xảy ra rất thường xuyên.
- Liên tục chảy máu cam: Khi bị ung thư máu, lượng tiểu cầu giảm nhanh làm giảm khả năng cầm máu. Bởi vậy, bệnh nhân dễ bị chảy máu cam.
- Đau bụng: Ở giai đoạn nghiêm trọng, gan và lá lách có thể sưng tấy lên, gây cảm giác đầy hơi, đau tức bụng, ăn không ngon, buồn nôn hoăc ói mửa.
9 dấu hiệu ‘tố cáo’ bạn có thể mắc bệnh ung thư máu
Ung thư máu có 3 dạng phổ biến nhất là ung thư bạch cầu, ung thư hạch và đa u tủy, theo tiến sĩ Sean Fischer, tại Viện Ung thư John Wayne ở Santa Monica, California (Mỹ).
Ung thư hạch xảy ra khi các tế bào ung thư xuất hiện trong hệ thống bạch huyết.
Bệnh bạch cầu bắt nguồn từ tủy xương khi cơ thể tạo ra lượng dư thừa các tế bào bạch cầu bất thường, gây trở ngại cho việc sản xuất các tế bào hồng cầu và tiểu cầu của tủy xương.
Trong trường hợp đa u tủy, ung thư bắt đầu trong các tế bào plasma của máu, một loại tế bào bạch cầu có trong tủy xương.
Bệnh nhân ung thư máu thường không được chẩn đoán cho đến khi cho đến khi họ nhập viện cấp cứu. Vì các triệu chứng ung thư máu xuất hiện rất chậm, nên rất dễ bị bỏ sót.
Do đó, điều quan trọng là phải biết các dấu hiệu thường bị bỏ qua, theo Reader’s Digest.
Sau đây là những triệu chứng dễ bị bỏ sót nhất:
Chảy máu khác thường
Chảy máu không rõ nguyên nhân và khó ngừng, là một triệu chứng khác của bệnh bạch cầu.
Thiếu tiểu cầu cũng có thể gây chảy máu từ các bộ phận khác của cơ thể, có thể là đột nhiên bị chảy máu mũi khó kiểm soát, chảy máu nướu răng nhiều khác thường hoặc chảy máu bên trong ruột làm xuất hiện máu trong phân.
Chảy máu khác thường xảy ra khi máu không thể đông đúng cách và là một trong những triệu chứng bệnh bạch cầu thầm lặng không nên bỏ qua.
Bầm tím khác thường
Bác sĩ Jack Jacoub (chuyên khoa Ung thư tại Viện Memorial Care Cancer Institute, Mỹ) cho biết những vết bầm tím không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu cảnh báo của ung thư máu dạng bạch cầu. Nguyên nhân là do sự quá tải của tủy xương với các tế bào bạch cầu bất thường, ức chế sản xuất tiểu cầu, gây bầm tím.
Mệt lả, đuối sức
Nếu cảm thấy rất mệt, không thể làm được việc gì, nên đến gặp bác sĩ để loại trừ điều gì đó nghiêm trọng hơn.
Bệnh nhân ung thư máu không thể tạo ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, có thể dẫn đến thiếu máu. Điều này dẫn đến mệt lả và đuối sức, tiến sĩ Fischer cho biết.
Hạch bạch huyết sưng
Sưng nhưng không đau ở cổ, nách hoặc vùng háng có thể là dấu hiệu của ung thư máu.
Các hạch bạch huyết có chứa các tế bào bạch cầu giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và bệnh tật, nhưng khi các hạch bạch huyết này sưng lên mà không kèm theo bất kỳ triệu chứng nào khác như đau tai hoặc cổ họng, đó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư máu dạng ung thư hạch. Ung thư có thể đang bắt nguồn từ các hạch bạch huyết hoặc từ nơi khác di căn đến.
Sốt
Vì cơ thể bệnh nhân bạch cầu không thể tạo ra các tế bào bạch cầu khỏe mạnh, nên thường xuyên nhiễm trùng là một triệu chứng biểu hiện rất phổ biến.
Có thể cảm thấy như bị cảm lạnh hoặc cúm, nhưng điều khác biệt so với cảm cúm thông thường là sốt từ 39°C trở lên. Tiến sĩ Fischer cho biết, sốt cao ở người lớn là điều bất thường. Hầu hết cảm lạnh và sốt do vi rút chỉ trong khoảng 3 -5 ngày. Trong khi những bệnh nhiễm trùng này hầu như không thuyên giảm khi dùng kháng sinh.
Chướng bụng
Nếu liên tục cảm thấy đầy hơi hoặc rất mau no dù chỉ ăn một lượng nhỏ, đây có thể là một dấu hiệu cảnh báo một điều gì đó nghiêm trọng hơn.
Bệnh bạch cầu lympho cấp tính xuất hiện ở gan hoặc lách làm sưng các cơ quan này, có thể gây chướng ở vùng bụng. Chướng bụng có thể nghiêm trọng đến mức có thể gây khó khăn khi thăm khám.
Đổ mồ hôi đêm
Có rất nhiều lời giải thích về lý do tại sao bị đổ mồ hôi đêm, nhưng nếu thường xuyên thức dậy hoàn toàn ướt đẫm vào giữa đêm, có thể là bệnh bạch cầu. Một nguyên tắc nhỏ là nếu một người phải thức dậy vào giữa đêm để thay quần áo vì quá ướt hoặc ngay cả ban ngày cũng bị đổ nhiều mồ hôi mà không có lý do, cần đi khám ngay.
Đau xương hoặc khớp
Một số dạng phụ của bệnh bạch cầu, như bệnh bạch cầu tủy cấp tính, thường gây đau ở xương hoặc khớp nơi nó tiến triển. Bởi vì các tế bào ung thư chiếm chỗ trong tủy xương, chèn ép, dẫn đến đau xương hoặc khớp hoặc vùng lân cận nơi tủy xương bị nhiễm trùng.
Phát ban khác thường
Đó là nấm mycosis, loại phát ban đặc hiệu của ung thư hạch xảy ra khi các tế bào ác tính trong máu di chuyển đến da, xuất hiện dưới dạng vảy, ngứa trên cơ thể.
Nhiều vấn đề gây ra phát ban, nhưng nếu phát ban dai dẳng, dùng thuốc không thuyên giảm, hãy đi kiểm tra ung thư ngay.
Phương pháp điều trị
Đối với bệnh ung thư máu, có thể áp dụng theo một hoặc một số trong 4 phương pháp điều trị sau đây:
- Hóa trị: Phương pháp này là việc ngăn chặn sự tăng trưởng của tế bào ung thư bạch cầu bằng cách uống, tiêm, truyền các loại thuốc hóa học vào cơ thể.
- Điều trị sinh học: Đây là liệu trình có tác dụng tiêu giệt hoặc làm châm sự phát triển của tế bào ung thư và cảu thiện sức đề kháng tự nhiên của cơ thể bằng cách truyền vào người chất kháng thể đơn dòng.
- Xạ trị: Là cách sử dụng các chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư.
- Thay tủy: Đây là phương pháp vô cùng phức tạp. Tủy sống sẽ được lấy từ bất cứ người nào tương thích với người bệnh và cấy vào thay thế cho tủy cũ.
Tìm kiếm có liên quan
- Ung thư máu giai đoạn đầu
- Ung thư máu sống được bao lâu
- Đốm đỏ ung thư máu
- Thời gian u bệnh ung thư máu
- Dấu hiệu ung thư máuở trẻ sơ sinh
- Cách phát hiện bệnh ung thư máu
- Dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em
- Chi phí điều trị ung thư máu
Nội dung liên quan:
- Dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu và cách điều trị
- Những loại thực phẩm phòng chống ung thư KHÔNG NÊN BỎ QUA!
- Dấu hiệu sớm nhận biết bệnh ung thư phổi và cách điều trị