Tập trung trong học tập là một kỹ năng cơ bản mà trẻ nhỏ cần rèn luyện từ sớm và là điều mà bất cứ phụ huynh nào cũng mong muốn ở con. Song cách giúp trẻ tập trung thì không phải ai cũng biết. Vậy làm thế nào để trẻ tập trung trong học tập?
Khi nào cần dùng cách giúp trẻ tập trung?
1. Biểu hiện của trẻ bị mất tập trung
Trẻ bị mất tập trung thông thường sẽ có nhiều kiểu biểu hiện khác nhau như:
1.1. Không tuân theo các chỉ dẫn
Khi mất tập trung, trẻ thường sẽ không tuân theo các chỉ dẫn vì vậy sẽ làm sai hoặc hiểu không đúng. Trong học tập, các em sẽ không chú ý nghe lời giáo viên giảng bài hoặc hướng dẫn làm bài. Khi ở nhà, các em không chịu tập trung nghe bố mẹ hướng dẫn học bài hoặc hướng dẫn làm một việc gì đó.
1.2. Không thể tập trung lâu vào 1 việc
Trẻ sẽ khó có thể ở yên 1 chỗ để làm bất cứ một việc gì cho đến lúc hoàn thành. Do vậy, trẻ không thể hoàn tất bài vở ở trường, công việc ở nhà, hoặc các trách nhiệm công việc được giao mặc dù không phải do cố tình chống đối hoặc không có khả năng làm.
1.3. Trẻ dễ bị phân tâm bởi những sự việc xung quanh
Biểu hiện của trẻ mất tập trung còn ở việc trẻ dễ bị chi phối bởi các hoạt động bên ngoài, từ đó làm trẻ mất tập trung khi học. Những trò chơi, những bộ phim, tiếng ồn hay những cuộc nói chuyện của người khác sẽ rất dễ khiến bé bị phân tâm.
1.4. Khó hòa nhập
Bệnh mất tập trung ở trẻ còn thể hiện ở điểm trẻ khó hòa nhập. Việc mất tập trung, giảm khả năng chú ý sẽ gây ảnh hưởng lớn đến việc học và phát triển về mặt xã hội của các bé. Các bé sẽ cảm thấy khó giao tiếp, khó hòa nhập với bạn bè, thầy cô hay những người xung quanh chỉ vì thiếu tự tin về khả năng của bản thân, cảm thấy mình kém cỏi hơn với các bạn cùng trang lứa. Đặc biệt, nhiều trường hợp trẻ còn cảm thấy chán học, không chú ý học, thậm chí bỏ bê học hành và đánh mất đi cơ hội thành công.
1.5. Hay quên
Một điểm dễ thấy nhất ở các bé bị bệnh mất tập trung đó là hay quên. Các bé sẽ quên mất rằng mình sẽ phải học gì, làm gì mặc dù trước đó bé có thể vừa được nhận công việc từ thầy cô, cha mẹ. Vì thực tế, trước đó bé không tập trung nghe lời.
2. Nguyên nhân gây bệnh mất tập trung ở trẻ cần cách giúp trẻ tập trung
Sau khi nhận diện được các biểu hiện của bệnh mất tập trung ở trẻ, cha mẹ cũng nên tìm hiểu kỹ càng các tác nhân gây nên loại bệnh này để có những phương pháp giúp trẻ cải thiện phù hợp.
2.1. Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ cũng là tác nhân gây chứng mất tập trung ở trẻ. Đa số trẻ em đều rất thích ăn kẹo vậy nên cha mẹ thường cho bé ăn quá nhiều kẹo thay vì ăn cơm hay các thực phẩm tươi như rau xanh, trứng, sữa…Đặc biệt là sự thiếu hụt sắt. Do vậy, một chế độ dinh dưỡng nghèo chất sắt sẽ khiến trẻ mệt mỏi về thể chất, giảm chú ý, làm mất tập trung và gây ra những vấn đề về trí nhớ.
2.2. Phương pháp giáo dục
Phương pháp giáo dục là một trong những nguyên nhân có tầm ảnh hưởng lớn đến việc gây mất tập trung ở trẻ. Đó là việc tạo cho con những thói quen mất tập trung từ khi con còn rất nhỏ như: vừa ăn vừa chơi hoặc vừa ăn vừa xem tivi, vừa nói chuyện… Cha mẹ không biết rằng chính những việc làm đó đang vô tình rèn luyện cho trẻ sự thiếu tập trung không cần thiết.
Thực tế có thể thấy rằng, một số trẻ không thể tập trung do thiếu tính kỷ luật ngay từ nhỏ mà phần lớn là do cha mẹ dù rằng những việc làm này đôi khi xuất phát từ những mục đích tốt như muốn con ăn ngoan hơn, muốn con ngồi ngoan… Phương pháp giáo dục này khiến trẻ hình thành thói quen không tập trung làm một việc từ đầu đến cuối và càng lớn sẽ càng khó cải thiện.
2.3. Không ngủ đủ giấc
Trẻ em cần ngủ đủ giấc từ 10 đến 11 tiếng mỗi ngày. Bởi vì nếu không được ngủ đủ giấc các bé sẽ cảm thấy rất mệt mỏi. Điều này khiến trẻ uể oải, chán nản trong những giờ học, thậm chí còn kiến trí nhớ kém đi. Chính vì thế, ngày hôm sau trong giờ học bé có thể ngủ gật, không tập trung học bài được.
2.4. Di truyền
Bên cạnh một số nguyên nhân tác động thường ngày, bệnh mất tập trung có thể còn xuất phát từ di truyền. Theo đó, yếu tố rối loạn di truyền có thể gây nên tình trạng trẻ chậm phát triển. Bệnh lý này có thể gặp khi mang thai hoặc khiếm khuyết về não bộ trước khi sinh dẫn đến trẻ chậm phát triển, mất đi khả năng tập trung.
2.5. Sử dụng các thiết bị công nghệ
Một số cha mẹ thường xuyên để bé sử dụng các thiết bị công nghệ như: iPad, smartphone…mà không giới hạn thời gian dùng. Các bậc phụ huynh không biết rằng ánh sáng xanh phát ra từ tivi, máy tính…có thể phá vỡ nhịp sinh học, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ đồng thời làm giảm khả năng phát triển của não bộ, khiến trẻ tiếp nhận thông tin thụ động và dễ bị xao nhãng.
Cách giúp trẻ tập trung hiệu quả nhất
Bé có khả năng tập trung cao thì dễ đạt được thành tích cao trong học tập và thành công trong cuộc sống hơn. Do vậy ngay từ khi còn bé, cha mẹ nên rèn cho con tính tập trung. Một số cách dưới đây cha mẹ nên tham khảo để rèn tính tập trung cho trẻ.
Có rất nhiều cách rất thú vị và hiệu quả để giúp bạn rèn luyện sự tập trung cho trẻ mà không nhất thiết phải liên quan tới học tập. Bạn chỉ cần dành thời gian cho một số hoạt động đòi hỏi chú ý đến chi tiết và chỉ mất một vài bước để thực hiện.
Đối với trẻ mẫu giáo, hãy khởi động bằng những công việc mà bạn biết chắc chắn trẻ có thể hoàn thành, sau đó bắt đầu tăng dần độ khó lên. Sau đây là một số gợi ý có thể hữu ích cho bạn:
1. Làm một việc một lần
Không phải ai cũng có thể làm nhiều việc cùng lúc, đặc biệt là trẻ em. Khi các bé còn nhỏ, phụ huynh nên hướng dẫn con tập trung làm một việc trong khoảng thời gian nhất định để rèn luyện sự tập trung. Ví dụ, khi trẻ chơi đồ chơi sẽ không xem TV hoặc dọn nhà. Điều này giúp các em tập trung vào vấn đề trước mặt thay vì cố gắng nghĩ nhiều thứ khác cùng một lúc.
2. Tạo danh sách mục tiêu
Nhiều trẻ không thiếu sự tập trung mà thực sự là không biết phải tập trung vào điều gì. Vì vậy, trước khi học bài hay bắt đầu buổi học, cha mẹ có thể gợi ý con tạo danh sách mục tiêu cần làm, từ đó các em sẽ biết cần tập trung thực hiện công việc trong khoảng thời gian cụ thể. Ban đầu, trẻ có thể lập mục tiêu ra giấy nhưng khi rèn luyện thành thói quen, các em có thể tự lên danh sách trong đầu.
Ví dụ, khi trẻ làm bài tập về nhà, mục tiêu đặt ra là phải làm hết bài tập được giao, ghi nhớ công thức mới hoặc xem lại kiến thức chưa nắm rõ. Mỗi khi con bạn hoàn thiện mục tiêu, hãy để trẻ nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc trước khi thực hiện công việc khác.
3. Cách giúp trẻ tập trung – Chia nhỏ công việc
Từ nhiệm vụ lớn, phụ huynh có thể hướng dẫn con cách chia nhỏ ra thành nhiệm vụ nhỏ hơn để dễ quản lý công việc và giải quyết vấn đề. Công việc lớn đồng nghĩa có nhiều nhiệm vụ, vì vậy trẻ dễ bị sa vào mê cung, không biết nên làm gì trước, làm gì sau, từ đó nảy sinh cảm giác chán nản, dễ mất tập trung.
Ngược lại, nếu từ đầu biết nhận định, chia nhỏ vấn đề và lần lượt giải quyết từng nhiệm vụ, trẻ sẽ hoàn thành công việc nhanh chóng với khả năng tập trung tốt hơn. Phương pháp này không chỉ rèn luyện cho trẻ khả năng tập trung mà còn giúp các em trau dồi kỹ năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề lớn hiệu quả.
4. Tạo môi trường học tập nghiêm túc
Tại nhà, không gian học tập bừa bộn, tối tăm có thể khiến trẻ mất tập trung. Phụ huynh nên tạo cho trẻ không gian học tập thoáng đãng, ngăn nắp và hạn chế nhiều nhất tiếng ồn xung quanh. Bàn học nên hướng về phía có ánh sáng tự nhiên vì ánh sáng tự nhiên giúp kích thích khả năng tư duy, chỉ đặt đồ dùng học tập và sách vở cần thiết cho nội dung ôn tập.
Trẻ có thể viết và dán ghi chú nhắc nhở công việc quanh bàn học nhưng nên sắp xếp khoa học để dễ dàng tìm đọc. Bên cạnh đó, trẻ nên rèn luyện kỹ năng ghi chép để có thể tìm đọc và ôn luyện kiến thức nhanh chóng, dễ dàng hơn.
5. Lập kế hoạch
Nhiều người làm việc hiệu quả nhất khi tuân theo lịch trình đã được vạch sẵn và trẻ em cũng vậy. Thói quen lập và tuân theo kế hoạch là một trong những kỹ năng mềm quan trọng giúp con người tập trung tốt hơn, quản lý thời gian hiệu quả.
Việc lập kế hoạch giống với việc tạo danh sách mục tiêu trước giờ học, nhưng ở chế độ mở rộng hơn, có thể là kế hoạch cho một ngày, một tuần hoặc một tháng. Phụ huynh hãy giúp trẻ tạo lịch trình cá nhân theo từng ngày, bao gồm thời gian chơi, thời gian học tập hoặc các công việc khác. Sau đó, cần quan sát và nhắc nhở trẻ tuân theo lịch trình để rèn luyện thành thói quen hữu ích.
6. Loại bỏ phiền nhiễu một trong những cách giúp trẻ tập trung
Không chỉ không gian học tập, không gian sống cũng ảnh hưởng đến chất lượng và khả năng tập trung của trẻ. Cha mẹ nên yêu cầu trẻ dọn dẹp nhà cửa, phòng riêng hoặc đồ chơi sau khi chơi, tránh để tình trạng bừa bộn qua ngày. Điều này cũng bao gồm hạn chế sử dụng TV, điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy chơi game.
7. Hoạt động thể chất
Hoạt động thể chất có thể giúp trẻ hình thành khả năng loại trừ phiền nhiễu, tăng sự tập trung và theo đuổi mục tiêu cố định. Hoạt động thể chất được đưa vào giờ nghỉ giữa các buổi học sẽ giúp cải thiện hành vi, tăng hiệu suất học tập.
Một số ý tưởng phụ huynh có thể cân nhắc bao gồm nhảy múa (múa ballet, nhảy hiện đại), võ thuật (karate, taekwondo), các môn vợt (cầu lông, bóng bàn), thể thao đồng đội (bóng đá, bóng rổ).
Bên cạnh đó, một nghiên cứu cho thấy các loại thực phẩm như bỏng ngô, thịt xông khói, nước có ga, đồ ăn vặt có thể gây ra hội chứng “sương mù não” làm giảm sự tập trung, ghi nhớ. Vì vậy, chế độ ăn uống khoa học là cần thiết đối với trẻ. Phụ huynh nên bổ sung thêm DHA từ các loại cá, magie từ rau xanh, hạt điều, óc chó hoặc thực phẩm chứa vitamin B, B12.
8. Trò chơi ghép hình
Ghép hình là một trong những trò chơi rèn luyện trí tuệ tốt nhất dành cho trẻ. Không chỉ vậy, trò chơi còn yêu cầu trẻ tập trung cao độ để hoàn thành công việc, hình thành khả năng tập trung và kiên nhẫn.
Khi mua đồ chơi ghép hình cho con, cha mẹ nên chọn thể loại phù hợp với độ tuổi. Nếu đồ chơi quá khó, trẻ sẽ nhanh nản chí và bỏ cuộc.
Đối với trẻ em dưới 2 tuổi, hãy bắt đầu với bộ đồ chơi ghép hình có các khối đơn giản như tam giác, hình tròn. Trẻ trên 2 tuổi có thể thử sức với tranh xếp hình từ 10 đến 1.000 mảnh, tuỳ theo độ tuổi và khả năng mỗi cá nhân. Tranh xếp hình nên lựa chọn theo sở thích của trẻ để tăng sự hứng thú, tò mò.
9. Chế độ ngủ hợp lý
Giống như người lớn, trẻ em cũng cần chế độ ngủ hợp lý để giúp thiết lập và củng cố khả năng ghi nhớ, tập trung của não bộ. Trẻ ngủ không đủ giấc dễ bị phân tâm vào ngày hôm sau, hiếu động gấp ba lần bình thường. Tùy độ tuổi, phụ huynh nên cho con tuân theo thời gian ngủ khác nhau.
- 0-4 tháng: Tổng thời gian ngủ là 16 đến 18 giờ, trong đó giấc ngủ ban đêm chiếm 8-9 giờ.
- 5-12 tháng: Tổng thời gian ngủ 12-16 giờ, trong đó giấc ngủ ban đêm chiếm 9-10 giờ.
- 1-2 tuổi: Tổng thời gian ngủ 11-14 giờ, trong đó giấc ngủ ban đêm khoảng 11 giờ.
- 3-5 tuổi: Tổng thời gian ngủ 10-13 giờ, trong đó giấc ngủ ban đêm chiếm 10-13 giờ.
- 6-12 tuổi: Tổng thời gian ngủ là 9-12 giờ.
Các tìm kiếm liên quan
- Trẻ vào lớp 1 không tập trung
- Thuốc cho trẻ kém tập trung
- Rèn luyện khả năng tập trung cho trẻ
- Cách dạy trẻ kém tập trung
- Lớp học tăng khả năng tập trung cho trẻ
- Nguyên nhân mất tập trung của trẻ mầm non
- Trẻ 2 tuổi không tập trung
- Làm sao để trẻ tập trung khi ăn
Nội dung liên quan:
- Nguyên nhân nào dẫn đến hôn nhân nguội lạnh?
- Dấu hiệu nhận biết ung thư vú và cách điều trị như thế nào?
- Chúng ta nên đánh răng trước hay sau khi ăn sáng?