Các bệnh về phổi thường gặp ? Nguyên nhân và cách phòng tránh !

các bệnh về phổi

Hiện nay các bệnh về phổi là một trong những bệnh lý nguy hiểm hàng đầu. Với quá trình công nghiệp hóa thì ô nhiễm khói bụi hay là thói quen sử dụng thuốc lá là những nguyên nhân chính gây nên các bệnh về phổi.

Các bệnh về phổi thường gặp

Ung thư phổi

Ung thư phổi là căn bệnh xuất hiện một khối u ác tính không thể kiểm soát trong các mô phổi.

Nguyên nhân chủ yếu (85%) bắt nguồn từ việc hút thuốc lá “chủ động” và “thụ động” trong một thời gian dài hoặc do sự kết hợp của các nhân tố di truyền. Bệnh nhân có các triệu chứng về đường hô hấp như: ho, ho ra máu,  khó thở, sụt cân, móng tay dùi trống…

Phương pháp phòng bệnh tốt nhất là tránh các nhân tố nguy cơ như khói thuốc và không khí ô nhiễm. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo dịch vụ thải độc phổi Happy Lung tại Bệnh viện quốc tế DNA để có một kế hoạch ngăn ngừa căn bệnh ung thư phổi quái ác.

Viêm phế quản

Viêm phế quản là tình trạng viêm của các ống phế quản có chức năng mang không khí từ khí quản vào phổi.

Viêm phế quản cấp tính có các biểu hiện khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân:

Viêm phế quản do virus: Cảm lạnh hoặc cảm cúm do nhiễm virus gây ra hầu hết các trường hợp viêm phế quản. Người mắc phải có thể bị ho hoặc khó thở.

Viêm phế quản do vi khuẩn: Nhiễm trùng do vi khuẩn cũng có thể gây viêm phế quản. Một người có thể đột nhiên khó thở hoặc cảm nhận các vấn đề về hô hấp sau khi mắc phải một căn bệnh khác.

Nhiễm nấm đôi khi gây viêm phế quản.

Các nguyên nhân khác: Bên cạnh nhiễm trùng, tiếp xúc với các chất gây kích thích phổi như khói thuốc lá, bụi, khói, hơi và ô nhiễm không khí cũng có thể gây viêm phế quản.

Viêm phổi là một trong các bệnh về phổi thường gặp nhất

Viêm phổi là bệnh do tình trạng thương tổn tổ chức phổi mà chủ yếu ảnh hưởng đến các phế nang. Viêm phổi thường được gây ra bởi nhiều tác nhân như virus, vi khuẩn, nấm và các vi sinh vật khác như ký sinh trùng, dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng phổi hay do các hóa chất độc hại

Các triệu chứng thường gặp ở viêm phổi mà bạn có thể dễ dàng nhận biết như cảm, đau ngực, sốt, và khó thở.

Để phòng bệnh này, cách tốt nhất là bạn nên chích ngừa vắc-xin, giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ và ăn uống đủ chất để tăng sức đề kháng

Hen suyễn

Hen suyễn (hay còn gọi là hen phế quản) là một căn bệnh mãn tính của hệ hô hấp, làm giảm lưu lượng không khí ra vào phổi do sự co thắt và viêm nhiễm ống phế quản.

Hen suyễn rất thường gặp ở trẻ nhỏ

Các triệu chứng của bệnh hen suyễn rất đa dạng như ho nhiều vào ban đêm, thở khò khè, đau thắt ngực, hơi thở rất nhanh và gấp…

Có rất nhiều phương pháp để phòng ngừa và điều trị hen suyễn, nhưng tốt nhất là cần hạn chế tối đa sự tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.

các bệnh về phổi

Phù phổi

Phù phổi (tắc nghẽn phổi) là một tình trạng phổi chứa đầy dịch, gây ra khó thở. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể tiếp xúc với độc tố, thuốc men, chấn thương đến thành ngực hoặc vận động ở cường độ cao.

Các triệu chứng của phù phổi khó thở trầm trọng khi vận động hoặc khi nằm xuống, thở khò khè, thở dốc, lo âu, bồn chồn, cảm giác sợ hãi, ho có đờm và máu, môi tái nhợt, tim đập nhanh bất thường…Để phòng tránh bệnh này, bạn nên tạo lập cho mình những thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống đầy đủ, khoa học.

Bệnh u hạt

Bệnh U hạt (hay còn gọi là bệnh Sarcoidosis) là tình trạng sự tăng trưởng quá mức của các tế bào viêm ở các bộ phận khác nhau của cơ thể, dẫn đến các bệnh viêm cơ quan – thường gặp nhất là ở phổi, hạch bạch huyết, mắt và da.

Khi mắc bệnh này, bạn sẽ có các triệu chứng như ho khan kéo dài, khó thở, thở khò khè, đau ngực.

Bạn sẽ tự khỏi và không cần bác sĩ can thiệp nếu bạn điều chỉnh thói quen sinh hoạt kịp lúc trong giai đoạn đầu của bệnh. Tuy nhiên, khi xuất hiện nhiều triệu chứng, bạn cần được điều trị và theo dõi trong theo chỉ định của bác sĩ.

Chẩn đoán CGD là bằng phương pháp đếm tế bào dòng chảy oxy hóa (hô hấp)để phát hiện gốc O2 cơ bản bằng cách sử dụng dihydrorhodamine 123 (DHR) hoặc nitroblue tetrazolium (NBT). Thử nghiệm này cũng có thể xác định những phụ nữ mang gen liên kết X và gen lặn.

Xét nghiệm di truyền chỉ được thực hiện trong môi trường nghiên cứu và không bắt buộc phải chẩn đoán. Các anh chị em thường được sàng lọc bằng DHR ngay sau khi chẩn đoán.

Tăng đường huyết và thiếu máu có thể xảy ra; ESR tăng.

Xơ nang phổi

Xơ nang phổi là bệnh mà dịch nhầy sẽ trở nên dày và dính bất thường do một khiếm khuyết trong gen CFTR tạo ra làm tắc nghẽn và nhiễm trùng phổi. Các triệu chứng của đường hô hấp thường gặp phải là ho nhiều, có đờm lẫn máu, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi…

Để phòng tránh bệnh này, bạn cần xây dựng cho mình một thói quen sinh hoạt khoa học, hợp lí và tránh tiếp xúc với những người bệnh hô hấp.

Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa các bệnh về phổi

Nguyên nhân gây ra các bệnh về phổi

Thông thường, mọi người thường mắc phải bệnh viêm phổi cấp tính. Các triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện rõ ràng ngay trong ngày đầu tiên nhiễm vi rút. Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi có rất nhiều, cụ thể:

Người mắc viêm phổi do vi khuẩn

Người bị bệnh viêm phổi có thể do hoạt động của vi khuẩn streptococcus pneumoniae. Bên cạnh đó, người mắc bệnh viêm phổi còn có thể do một số loại vi khuẩn khác như: haemophilus, legionella,…

Nguyên nhân do virus

Virus gây nên bệnh viêm phổi có rất nhiều. Bạn có thể bị lây nhiễm các loại virus này trong môi trường bị ô nhiễm, từ người bệnh,… Những loại virus này có thể là: virus cúm Influenza A, B, virus hợp bào, virus rhinovirus, adenoviruses,…

Nguyên nhân do nấm

Nấm cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm phổi.  Khi người bệnh tiếp xúc hay hít thở phải bào tử của nấm sẽ rất dễ bị viêm phổi. Khi mắc phải bệnh do nấm, tình hình phát triển của bệnh sẽ rất nguy hiểm và phức tạp. Bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Điều kiện lý tưởng để nấm tồn tại và phát triển chính là môi trường ô nhiễm, khói bụi hay khói thuốc, hóa chất,… Ngoài ra, với những người có thói quen sinh hoạt thiếu hợp lý sẽ rất dễ bị nhiễm nấm gây viêm phổi.

Nguyên nhân gây viêm phổi do hóa chất

Nhắc đến nguyên nhân gây nấm phổi chúng ta không thể bỏ qua hóa chất. Mặc dù nguyên nhân bị nấm phổi do hóa chất rất hiếm gặp nhưng không phải là không tồn tại.

Khi con người làm việc trong môi trường hóa chất lâu, cơ thể sẽ tiếp xúc với hóa chất rất nguy hiểm. Không chỉ phổi mà các bộ phận khác cũng có thể nhiễm bệnh. Chính vì vậy, khi làm việc trong môi trường có hóa chất độc hại, bạn nên mặc bảo vệ đầy đủ để bảo vệ bản thân tốt nhất.

Biện pháp phòng các bệnh về phổi

  • Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá vì đó là yếu tố nguy cơ rất thường gặp làm tăng khả năng mắc nhiễm khuẩn ở phổi.
  • Giữ gìn, vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh, thoáng mát nhằm loại bỏ các vi khuẩn, virus gây nên bệnh lý hô hấp nhiễm khuẩn, nên đeo khẩu trang hoặc các biện pháp bảo hộ khi tới môi trường độc hại, nhiều khói bụi.
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp. Cụ thể, chất đạm cần chú ý chính, đường, muối kháng, vitamin và mỡ thì đảm bảo bổ sung theo nhu cầu cơ thể nhằm tăng cường sức đề kháng hệ miễn dịch ở người cao tuổi
  • Giữ gìn cơ thể theo tiêu chí ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, giữ ấm cổ, ngực, bàn chân, bàn tay.
  • Thực hiện tiêm phòng vắc-xin cúm hoặc phế cầu khuẩn trên những người có chỉ định, đặc biệt với những người có bệnh phổi mạn tính, suy tim, tuổi trên 65 nhằm dự phòng bệnh viêm phổi, các chứng viêm nhiễm đường hô hấp ở người già.
  • Kiểm soát tốt các bệnh lý mạn tính như hen suyễn, suy tim, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

các bệnh về phổi

 

 

Các tìm kiếm liên quan:

  • Triệu chứng ung thư phổi giai đoạn đầu
  • Viêm phổi
  • Triệu chứng bệnh phổi
  • Ung thư phổi
  • Phổi
  • Triệu chứng viêm phổi
  • Bệnh phổi
  • Phổi bị rõ là bệnh gì

Nội dung liên quan :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *