Bệnh suy thận hay tổn thương thận là tình trạng suy giảm chức năng của thận. Có nhiều nguyên nhân và bệnh lý dẫn đến suy thận. Về thời gian mắc bệnh, người ta thường chia thành hai nhóm bệnh là suy thận cấp (thuật ngữ chuyên môn gọi là tổn thương thận cấp) và suy thận mạn (thuật ngữ chuyên môn gọi là bệnh thận mạn). Suy thận cấp diễn ra trong vòng vài ngày và có thể phục hồi hoàn toàn hoặc một phần chức năng thận sau khi được điều trị thích hợp trong một vài tuần.
Ngược lại, suy thận mạn là quá trình tiến triển không phục hồi chức năng thận. Các biện pháp điều trị trong suy thận mạn chỉ nhằm làm chậm diễn tiến của bệnh và ngăn ngừa biến chứng. Khi chức năng thận giảm đến 90%, người bệnh bắt đầu đi qua giai đoạn cuối và cần được điều trị thay thế thận bằng lọc máu định kỳ, thẩm phân phúc mạc hoặc ghép thận.
Tìm hiểu chung bệnh suy thận là gì?
Suy thận là gì?
Thận là một bộ phận quan trọng trong hệ tiết niệu, thực hiện các chức năng chính như:
- Lọc các chất độc, chất cặn bã cùng các chất thải có trong máu rồi bài tiết ra bên ngoài qua nước tiểu.
- Giữ cân bằng các chất khoáng trong cơ thể, đặc biệt là Kali nhằm duy trì các hoạt động diễn ra một cách bình thường.
- Giữ cân bằng dịch trong cơ thể.
- Loại bỏ các sản phẩm giáng hóa của protein có trong thực phẩm mà cơ thể nạp vào hằng ngày như creatinin, ure…
- Giải phóng các loại hormon cần thiết vào máu như renin nhằm điều hòa huyết áp, erythropoietin để tạo hồng cầu và chuyển hóa vitamin D nhằm hấp thu canxi trong thực phẩm…
Suy thận là tình trạng suy giảm các chức năng của thận khiến cho việc lọc và cân bằng các chất điện giải, cặn bã và nước trong cơ thể không được đảm bảo. Khi quá trình lọc không được như ban đầu, nồng độ của các chất này tăng cao do bị tồn đọng lại trong cơ thể. Điều này gây ra hàng loạt các triệu chứng nguy hiểm như tiểu tiện bất thường, cơ thể bị phù nề nhiều vị trí, người mệt mỏi, đau nhức cạnh sườn, buồn nôn, chóng mặt,…
Suy thận là tình trạng suy giảm các chức năng của thận
Bệnh suy thận cấp
Suy thận cấp là một hội chứng được gây ra bởi các nguyên nhân tại thận hoặc ngoài thận làm suy giảm hoặc gây mất chức năng tạm thời của cả hai thận do mức lọc cầu thận bị ngừng hoặc sụt giảm nhanh chóng.
Suy thận cấp có biểu hiện lâm sàng là vô niệu hoặc thiểu niệu xảy ra cấp tính, nitơ phi protein trong máu tăng, rối loạn cân bằng kiềm- toan, nước và điện giải, gây phù và tăng huyết áp. Trên thực tế suy thận có tỷ lệ tử vong khá cao nhưng nếu bệnh nhân phát hiện sớm và chữa trị kịp thời đúng cách thì chức năng của thận có thể được phục hồi hoàn toàn.
Người bệnh có tuổi càng lớn thì có nguy cơ tử vong do suy thận cấp càng cao. Suy thận cấp diễn ra vô cùng nhanh chỉ sau vài tiếng đồng hồ hoặc sau vài ngày. Suy thận cấp là bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Theo một số thông tin dịch tễ, hoại tử ống thận cấp chiếm tới 80-85% suy thận cấp tại thận, còn trong hồi sức tỷ lệ mắc 15-40%.
Suy thận cấp có nguy cơ gây tử vong cao hơn với các bệnh nhân tuổi cao, mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường hoặc sử dụng các loại thuốc gây tác dụng phụ cho thận, làm giảm áp lực tưới máu thận và giảm áp lực keo.
Suy thận mạn là gì ?
Có suy thận mạn có nghĩa là thận của bạn mất chức năng đào thải các chất độc hại và dịch dư thừa ra khỏi máu. Bệnh có tổn thương thận mạn tính có nghĩa là một tình trạng bệnh lý kéo dài.
Hai thận của bạn nằm ngay dưới các xương sườn và thuộc về vùng giữa lưng, hai bên cột sống. Thận có chức năng lọc máu khỏi chất độc và dịch dư thừa thông qua nước tiểu.
Suy thận mạn tính có nghĩa là bạn đang có vấn đề về chức năng lọc máu này. Thông thường suy thận mạn thường xuất hiện ở những bệnh nhân tăng huyết áp và đái tháo đường lâu năm
Bệnh nhân đái tháo đường có tình trạng tăng nồng độ đường trong máu, dần dần quá trình này sẽ làm tổn thương các mạch máu nhỏ có chức năng dẫn các chất độc và dịch dư thừa tới thận. Đái tháo đường là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh thận mạn tính.
Tăng huyết áp cũng gây tổn thương những mạch máu nhỏ một cách từ từ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến hàng thứ 2.
Nguyên nhân bệnh suy thận
Một số nguyên nhân có thể gây ra bệnh suy thận bao gồm:
Nguyên nhân gây suy thận cấp:
- Nguyên nhân suy thận cấp trước thận: Nguyên nhân này chiếm 50-60% các nguyên nhân gây suy thận cấp. Nguyên nhân này xảy ra do giảm tưới máu thận, giảm thể tích tuần hoàn, giãn mạch hệ thống trong sốc phản vệ, nhiễm trùng; hội chứng gan thận,…
- Nguyên nhân suy thận tại thận: Do biến chứng của viêm cầu thận, viêm cầu thận lupus trong đợt tiến triển cấp tính, hội chứng Goodpasture, tan máu cấp tính, nhiễm độc hóa chất, chấn thương thận, tắc mạch thận,…
- Nguyên nhân suy thận cấp sau thận: Do sỏi niệu quản, sỏi bể thận, u chèn ép, tắc đường bài niệu, xơ hóa sau phúc mạc, do viêm chít hẹp, viêm xơ,…
Nguyên nhân gây suy thận mạn tính
- Nguyên nhân hàng đầu gây ra suy thận mạn tính ở Việt Nam là bệnh cầu thận mạn các thể loại khác nhau.
- Nguyên nhân chủ yếu tiếp theo là viêm thận bể thận mạn do sỏi, tăng huyết áp, đái tháo đường,…
- Ở Mỹ, nguyên nhân gây suy thận mạn do đái tháo đường chiến 40%, do tăng huyết áp chiếm 25%, do viêm cầu thận chiếm 10% và do một số nguyên nhân khác (thận đa nang, lupus, bệnh lý đường tiết niệu,..)
- Bên cạnh đó, những bệnh nhân mắc xơ vữa động mạch, suy tim, các bệnh về tiết niệu, viêm mạch, đau tủy xương, viêm khớp dạng thấp, những bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau chống viêm, thuốc ức chế calcineurin, aminosalicylates, lithium cacbonate, … cũng có nguy cơ bị suy thận mạn tính cao hơn bình thường.
- Ngoài ra, các thói quen như nhịn tiểu thường xuyên, lười uống nước, ăn mặn, lạm dụng quan hệ tình dục,… cũng làm tăng nguy cơ mắc suy thận mạn tính.
Dấu hiệu mắc bệnh thận
Thay đổi khi đi tiểu:
Những thay đổi như tiểu nhiều vào đêm, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hơn/ít hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt/màu tối, nước tiểu có máu, cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn…
Phù:
Thận bị hỏng không loại bỏ được chất lỏng dư thừa nữa, do vậy chất lỏng tích tụ trong cơ thể khiến bạn bị phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt…
Mệt mỏi:
Những quả thận khỏe mạnh tạo ra một hormon gọi là erythropoietin, hormon này thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang ôxy. Khi thận bị hỏng, chúng tạo ra ít erythropoietin hơn, cơ thể có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển ôxy hơn, nên các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng. Tình trạng này được gọi là thiếu máu do suy thận.
Ngứa:
Thận có chức năng loại bỏ các chất cặn bã ra khỏi máu. Khi thận bị suy, sự tích tụ của các chất thải này trong máu có thể gây ngứa ở da.
Hơi thở có mùi amoniac:
Sự tích tụ của các chất thải trong máu (được gọi là chứng urê huyết) có thể khiến thức ăn có vị khác đi và khiến hơi thở có mùi. Bạn cũng nhận thấy rằng bạn không thích ăn thịt nữa.
Buồn nôn và nôn:
Do urê huyết gây nên tình trạng buồn nôn và nôn.
Thở nông:
Đó là do chất lỏng dư thừa trong cơ thể tích tụ trong hai lá phổi kèm theo tình trạng thiếu máu (sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển ôxy)sinh ra chứng thở nông.
Ớn lạnh:
Thiếu máu có thể khiến bạn cảm thấy lúc nào cũng lạnh, thậm chí đang ở trong phòng có nhiệt độ ẩm.
Hoa mắt, chóng mặt và mất tập trung:
Thiếu máu khiến não không được cung cấp đủ ôxy. Điều này có thể ảnh đến trí nhớ, gây mất tập trung, hoa mắt và chóng mặt.
Đau lưng/cạnh sườn:
Một số bệnh nhân bệnh thận có thể bị đau ở lưng hay sườn.
Ai có nguy cơ bị bệnh suy thận màn tính và suy thận?
- Một số người dễ phát triển bệnh thận, nếu có bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận, bệnh di truyền như thận đa nang, hội chứng Alport; nhiễm khuẩn, nghẽn tắc hay bệnh bẩm sinh đường tiết niệu; bệnh Lupus ban đỏ hệ thống; bệnh phì đại và ung thư tuyến tiền liệt; dùng thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) dài hạn như ibuprofen, ketoprofen và một số thuốc kháng sinh.
- Bệnh thận thường không gây ra triệu chứng gì cho tới khi đã tiến triển. Để phát hiện sớm bệnh thận có ba cách: thử nước tiểu, thử máu, đo huyết áp thường xuyên.
- Nguy cơ sức khỏe của bệnh thận mạn tính
- Khi bệnh thận có diễn biến xấu thì nhiều vấn đề sức khỏe có thể xảy ra như thiếu máu, bệnh xương, tổn thương thần kinh và tăng huyết áp.
- Tổn thương thần kinh ngoại biên: Gây yếu chân, tay hay có cảm giác kiến bò, cảm giác nóng rát hay khó chịu và bứt rứt ở bàn chân, cẳng chân, dáng đi thay đổi.
- Tăng huyếp áp: Không chỉ là nguyên nhân chính gây suy thận mạn tính mà còn có thể là hậu quả của bệnh thận, gây tổn thương cho tim và mạch máu. Suy thận có tác động lớn đến huyết áp vì thận không còn duy trì được cân bằng dịch trong cơ thể. Khi dịch ứ đọng ở phổi có thể gây khó thở và suy tim do sung huyết.
Suy thận có chữa được không?
Suy thận cấp diễn ra trong vòng vài ngày và có thể phục hồi hoàn toàn hoặc một phần chức năng thận sau khi được điều trị thích hợp trong một vài tuần.
Ngược lại, suy thận mạn là quá trình tiến triển không phục hồi chức năng thận. Các biện pháp điều trị trong suy thận mạn chỉ nhằm làm chậm diễn tiến của bệnh và ngăn ngừa biến chứng. Khi chức năng thận giảm đến 90%, người bệnh bị suy thận nặng và cần được điều trị thay thế thận bằng chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc hoặc ghép thận.
Hầu hết các loại bệnh thận sẽ làm tổn thương các nephron (một đơn vị cấu trúc của thận). Sự tổn thương này có thể khiến thận không thể loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Nếu không chữa trị, thận cuối cùng có thể ngừng hoạt động hoàn toàn. Mất chức năng thận rất nghiêm trọng và có khả năng gây tử vong.
Những biến chứng có thể xảy ra bao gồm:
- Giữ nước, có thể dẫn đến phù ở tay và chân, tăng huyết áp, phù phổi cấp
- Tăng kali máu, có thể đe dọa tính mạng
- Bệnh tim mạch
- Xương yếu và tăng nguy cơ gãy xương
- Thiếu máu
- Giảm ham muốn tình dục hoặc bất lực
- Tổn thương hệ thần kinh trung ương, có thể gây ra khó tập trung, thay đổi tính cách hoặc co giật
- Giảm phản ứng miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn
Các tìm kiếm liên quan
- Cách chữa bệnh suy thận
- Triệu chứng suy thận nhẹ
- Nguyên nhân suy thận
- Bệnh suy thận có nguy hiểm không
- Dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu
- Triệu chứng bệnh thận ở nam giới
- Thuốc tây chữa suy thận
- Suy thận mạn
Nội dung liên quan:
- Những loại thực phẩm dành cho người tiểu đường TỐT NHẤT
- Cố nghệ sĩ Chí Tài đã an vị tại nghĩa trang Holy Sepulcher Cemetery
- Bí kíp nấu bún măng vịt ĐẬM VỊ ‘ngon như ngoài tiệm’