TOP các bài tập tốt cho tim mạch phù hợp theo từng đối tượng

bài tập tốt cho tim mạch

Để cải thiện kết quả điều trị những vấn đề ở tim, bên cạnh các liệu pháp y tế, bạn có thể áp dụng thêm một số bài tập cho người bệnh tim mạch. Người mắc các bệnh về tim mạch có thể cải thiện đáng kể tình trạng hiện tại của mình bằng cách thay đổi lối sống tích cực hơn, chẳng hạn như tập luyện thể dục thể thao, các bài tập tốt cho tim mạch đều đặn. Theo nhiều kết quả nghiên cứu, phương pháp này đặc biệt hữu dụng đối với người cao tuổi.

Vậy, việc rèn luyện thể chất ảnh hưởng tích cực đến những vấn đề sức khỏe ở tim như thế nào? Bạn có thể thực hiện những bài tập cho người bệnh tim mạch như thế nào để có thể đạt hiệu quả cao nhất? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Bài tập tốt cho tim mạch bạn cần biết

Cùng với chế độ dinh dưỡng, việc luyện tập thể dục sẽ đem lại cho bạn nhiều lợi ích sức khỏe, bên cạnh đó còn bảo vệ bạn khỏi các nguy cơ bệnh tim mạch, giúp tăng cường lưu thông máu hiệu quả . Và bài viết sẽ chia sẻ đến các bạn một số bài tập thể dục tốt cho hệ tim mạch. Cùng tìm hiểu xem đó là những bài tập thể dục gì nhé!

1. Bơi lội – Bài tập tốt cho tim mạch

Bơi lội không chỉ giúp phát triển cơ bắp mà còn làm giảm căng thẳng, giúp duy trì sự ổn định của huyết áp và nhịp tim, giúp hô hấp và tuần hoàn máu tốt hơn. Khó có môn nào đóng vai trò tốt hơn bơi lội trong việc hỗ trợ sức khỏe toàn thân, ổn định nhịp tim.

Tùy theo tình trạng sức khỏe mà mỗi người có thể lựa chọn cho mình kiểu bơi, tốc độ bơi và thời gian bơi. Tốt nhất là nên tập theo hướng dẫn của huấn luyện viên thể dục. Đối với các trường hợp có bệnh lý như: xương khớp, tim mạch, huyết áp,… nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị về cách thức tập luyện phù hợp.

Lưu ý:

  • Không bơi khi đói hoặc ngay sau khi ăn, sau khi vận động quá sức, sau khi uống rượu bia…
  • Luôn phải khởi động trước khi bơi.
  • Khi đi bơi các bạn nên mang theo kính bơi, mũ bơi để đảm bảo an toàn và bảo vệ tốt cho đôi mắt của bạn.

2. Đi bộ

Đi bộ là môn thể dục rất tốt và phù hợp với người mắc bệnh tim mạch vì không quá tốn sức khi vận động. Bạn có thể đi trên một máy tập tại nhà hoặc bên ngoài công viên, sân vận động… Ngoài ra đi bộ nhiều sẽ làm giảm hàm lượng cholesterol xấu, có thể hạn chế được tình trạng béo phì là nguyên nhân của nhiều loại bệnh mạn tính hiện đang là đại dịch đe dọa đến sức khỏe của toàn nhân loại như: đái tháo đường, cao huyết áp, ung thư…

Lưu ý:

  • Đi nhanh một chút để nhịp tim tăng tốt hơn chỉ đi nhẹ nhàng.
  • Khi nào thấy cơ thể đổ mồ hôi và hơi thở gấp hơn thì giảm tốc độ lại, sau đó lại tăng tốc độ như ban đầu để đảm bảo sức bền.
  • Khi đi bộ, bạn nên mặc quần áo co giãn tốt và chọn giày sao cho chân cảm thấy thoải mái.
  • Duy trì cường độ tập luyện đều đặn mỗi ngày 30-60 phút là hiệu quả nhất.

bài tập tốt cho tim mạch

3. Đạp xe

Đi xe đạp kết hợp với các biện pháp tập thể dục giúp cải thiện và giảm những nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Đi xe đạp là một bài tập cardio tuyệt vời có thể đốt cháy từ 400 đến 1.000 calo mỗi giờ (tuỳ thuộc vào cường độ tập luyện của bạn). Đạp xe đặc biệt tốt với người bị huyết áp cao. Bạn chỉ cần dành thời gian vừa phải để đạp xe hàng ngày có thể ngăn chặn tình trạng huyết áp cao, tránh đột quỵ. Nếu không thích tập luyện một mình, bạn có thể lập nhóm cùng vài người bạn để them phần thú vị. Hoặc đơn giản nhất là tập ở phòng gym.

bài tập tốt cho tim mạch

4. Tập Yoga

Không ai có thể phủ nhận những lợi ích toàn diện của yoga cho sức khỏe chúng ta. Tập yoga có thể giúp đỡ những bệnh nhân tim mạch phục hồi rất hiệu quả, bao gồm cả những người bị suy tim. Mặc dù nó không phải là một liệu pháp điều trị, nhưng nó có ý nghĩa rất lớn đối với bệnh nhân. Yoga giúp họ thư giãn, yên tâm và điều hòa hơi thở. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyên bạn nên tập yoga cường độ vừa phải, ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày trong tuần để cải thiện sức khỏe tim mạch.

Yoga không chỉ dừng lại ở việc điều trị các chứng bệnh về tim mà nó còn giúp cho con người có cuộc sống ngày càng vui tươi và trẻ khỏe hơn. Chính vì điều này, tại sao không thử đăng ký vào một lớp học Yoga hay tự mình tập các động tác đơn giản tại nhà để cải thiện cũng như phòng ngừa bệnh tim thường gặp.

Hãy luôn nhớ rằng tập luyện thể dục, giữ gìn cơ thể cân đối có tác dụng vô cùng lớn lao đến chất lượng cuộc sống, đến tiến triển của các bệnh mạn tính, làm giảm nguy cơ xuất hiện và phát triển của rất nhiều bệnh tim mạch.

bài tập tốt cho tim mạch

5. Nhảy dây – Bài tập tốt cho tim mạch

Nhảy dây thường xuyên sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường khả năng hoạt động của tim và phổi, đồng thời tăng cường tuần hoàn khí huyết. Khi nhảy dây, lượng oxy sẽ được cung cấp đến các cơ bắp nhiều hơn. Nhảy dây trong khoảng 20 phút sẽ giúp bạn đốt cháy gần 200 calories, cơ thể sẽ khỏe khoắn và sảng khoái hơn, từ đó cải thiện tuần hoàn máu. Ngoài ra, luyện tập nhảy dây hàng ngày sẽ giúp cảm cảm thấy thoải mái và giảm stress sau một ngày làm việc mệt nhọc.

Lưu ý:

  • Với những bạn bị đau lưng, viêm khớp, cao huyết áp, phụ nữ có thai và người có vấn đề về hô hấp thì không nên tham gia các bài tập nhảy dây.
  • Nên uống nhiều nước trước và sau quá trình tập do sự mất nước trong cơ thể.
  • Về dụng cụ luyện tập: chọn loại dây có cán bằng nhựa hoặc gỗ để dễ dàng cầm, nắm và điều khiển. Chiều dài của dây phù hợp với bạn. Sử dụng giày tập đế mềm giúp tăng sức bật và tăng hiệu quả trong việc giữ gìn vòng 2 thon gọn.

Người mắc bệnh tim mạch cần lưu ý gì khi tập luyện bài tập tốt cho tim mạch?

Khi thực hiện các bài tập cho người bệnh tim mạch, bạn nên lưu ý tuân theo một số quy tắc đơn giản dưới đây vì chúng sẽ là “chìa khóa” giúp đạt được hiệu quả tốt nhất có thể.

Tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi luyện tập thể thao

Nếu bạn bị các bệnh về tim mạch và muốn áp dụng biện pháp rèn luyện thể chất như một cách hỗ trợ điều trị, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về những vấn đề như sau:

  • Thời gian tập thể dục mỗi ngày là bao nhiêu?
  • Tần suất tập thể dục trong tuần?
  • Những bài tập bạn có thể áp dụng hoặc nên tránh?
  • Bạn có cần thời gian để thích ứng với thuốc tim mạch trước khi tiến hành tập luyện không?
  • Bạn có nên đo nhịp tim khi đang tập thể dục? Mạch đập mà bạn nên có là bao nhiêu?
  • Các dấu hiệu cảnh báo mà bạn nên đề phòng?

Khởi đầu chậm rãi khi tập bài tập tốt cho tim mạch

Các chuyên gia đến từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyên rằng bạn nên bắt đầu với cường độ tập luyện vừa phải với tần suất 5 – 6 lần mỗi tuần. Điều này không chỉ giúp bạn nhanh chóng thích nghi với việc rèn luyện mà còn mau chóng cải thiện sức khỏe tổng thể và khả năng chịu đựng của tim.

Tăng cường độ tập luyện theo thời gian

Sau một thời gian rèn luyện, bạn có thể từ từ kéo dài thời gian luyện tập hoặc tăng độ khó của bài tập lên một bậc. Điều này giúp bạn đưa ra một giới hạn mới cho sức khỏe tim. Tuy nhiên, hãy lưu ý không tăng độ khó lên mức bạn phải hoạt động quá sức để đạt được mục tiêu.

bài tập tốt cho tim mạch

Duy trì thói quen luyện tập

Khi cơ thể bạn đã thích ứng với việc rèn luyện thể chất, hãy cố gắng duy trì thói quen tốt này. Bạn có thể thử áp dụng một số mẹo dưới đây để hỗ trợ, ví dụ như:

  • Dành thời gian cho việc tập thể dục thể thao bằng cách lên kế hoạch công việc cụ thể mỗi ngày
  • Tìm người tập luyện cùng
  • Cân nhắc việc tập luyện như một “niềm vui” mỗi khi bạn buồn chán

Mặt khác, khi tập luyện, bạn cũng đừng quên những quy tắc như sau nhé:

  • Không tập thể dục trong vòng một giờ kể từ lúc bạn vừa dùng bữa xong.
  • Luôn khởi động trước khi tập luyện. Điều này giúp tim có thể tự điều chỉnh và thích nghi dần từ trạng thái nghỉ ngơi đến trạng thái hoạt động.
  • Tương tự khởi động trước khi tập luyện, bạn cũng không nên quên bước “làm mát” cơ thể sau khi kết thúc bài tập.
  • Bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể trước, trong và sau khi rèn luyện thể chất.

Đừng quên chú ý phản ứng của cơ thể

Trong thời gian đầu luyện tập, cơ bắp của bạn có thể đau nhức và mệt mỏi. Thực tế, phản ứng này hoàn toàn bình thường. Sau một thời gian, khi bạn đã thích nghi với việc tập luyện, tình trạng này sẽ dần thuyên giảm và biến mất.

Tuy nhiên, nếu bất kỳ cơn đau nghiêm trọng nào đột ngột phát sinh, bạn nên lập tức ngừng việc tập luyện và đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe. Những dấu hiệu cảnh báo có thể bao gồm:

  • Đau ngực
  • Suy giảm thể lực
  • Chóng mặt
  • Cảm thấy áp lực đè nặng lên ngực, cổ, cánh tay, hàm hoặc vai

Xây dựng thói quen rèn luyện thể chất là một trong những biện pháp khắc phục hữu hiệu dành cho người đang phải đối mặt với các bệnh về tim mạch. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý nên chọn những bài tập cho người bệnh tim mạch phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại của mình nhé.

 

Nội dung liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *